Thứ bảy, 28/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Người dân ở TP.HCM sẽ được 'đi chợ hộ' 1 lần/tuần

Yến Hạ
- 14:30, 22/08/2021

(DNTO) - Từ ngày 23/8 đến ngày 6/9, việc cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân TP.HCM được thực hiện qua phương thức "đi chợ hộ", do các lực lượng địa phương thực hiện với tần suất 1 lần/tuần, và tổ chức phân phối trực tiếp đến người dân (hộ dân tự trả tiền).

Người tiêu dùng xếp hàng mua lương thực, thực phẩm tại một siêu thị vào ngày 21/8. Ảnh: LH

Người tiêu dùng xếp hàng mua lương thực, thực phẩm tại một siêu thị vào ngày 21/8. Ảnh: LH

Đây là nội dung công văn "Đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn thành phố thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 23/8 đến ngày 6/9", do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng ký, vừa ban hành.

Nội dung công văn nêu rõ, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhằm đảm bảo an toàn nhất cho người dân, tình hình cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân sẽ được thực hiện thông qua các phương thức phù hợp, vừa kiểm soát việc di chuyển, lưu thông trên đường tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, vừa đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận, cung ứng kịp thời hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của mỗi hộ dân trên địa bàn TP.HCM.

Việc cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân được thực hiện qua phương thức đi chợ hộ do tổ hậu cần địa phương, Tổ COVID cộng đồng, các lực lượng tình nguyện tại địa phương như hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Mặt trận tổ quốc, tổ dân phố… các lực lượng công an, quân đội đang được tăng cường tại địa phương cùng tham gia hỗ trợ với tần suất 1 lần/tuần, và tổ chức phân phối trực tiếp tới người dân (do hộ dân trả tiền).

Đối với người dân khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trên cơ sở rà soát các đối tượng khó khăn, các đơn vị chức năng sẽ hỗ trợ hàng hóa thiết yếu, tổ chức cấp phát các túi an sinh miễn phí cho người dân, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn.

Công văn trên cũng nêu, trên cơ sở đánh giá nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của khoảng 9,4 triệu dân, thành phố dự kiến cung cấp theo nhu cầu tiêu dùng bình quân các mặt hàng thiết yếu của người dân trên địa bàn thành phố. 

Cụ thể, nhu cầu tiêu dùng bình quân 1 ngày sẽ là 10.964 tấn/ngày trong đó: gạo 1.981 tấn; lương thực chế biến khô (mì, bún, phở...): 660 tấn; thịt gia súc: 755 tấn; thịt  gia cầm: 660 tấn, thực phẩm chế biến: 236 tấn; trứng gia cầm 108 tấn (2,1 triệu quả); rau củ quả: 4.246 tấn; đường: 236 tấn; sữa: 1.742 tấn (1,7 triệu lít); dầu ăn: 189 tấn; muối: 47 tấn; nước chấm: 104 tấn (79.865 lít). Nhu cầu tiêu dùng bình quân 01 tuần (07 ngày): 76.747 tấn. Nhu cầu tiêu dùng bình quân 15 ngày: 164.460 tấn.

Ngoài ra, nhu cầu thiết yếu về nước uống của người dân ước đạt 19 triệu lít/ngày (566 triệu lít/tháng); các mặt hàng phòng, chống dịch như khẩu trang: 628.969 cái/ngày (18,8 triệu cái/tháng); nuớc sát khuẩn (loại 0,51 lít): 239.596 chai/ngày (7,2 triệu chai/tháng).

Về việc tổ chức cung ứng, đảm bảo lưu thông, vận chuyển hàng hóa lương thực thực phẩm vào thị trường thành phố, Phó Chủ tịch Phan Thị Thắng chỉ đạo, các mạng lưới cung ứng hàng hóa của thành phố tăng cường tổ chức thu mua, vận chuyển hàng hóa lương thực thực phẩm về thành phố.

Trong đó có bao gồm các hệ thống phân phối (gồm 106 siêu thị, 2.895 cửa hàng tiện lợi, 27 chợ truyền thống đang hoạt động); các cửa hàng cung ứng lương thực, thực phẩm; các điểm bán hàng lưu động, các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm, tiểu thương các chợ đầu mối tổ chức thu mua hàng hóa thông qua các chành….

Để đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt, thành phố tiếp tục phối hợp với các tỉnh, thành tổ chức pnân luồng xanh, triển khai các phương án giao thông linh hoạt để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng tổ chức cung ứng hàng hóa của các tỉnh vào TP.HCM.

Trong quá trình làm việc với các đơn vị cung ứng hàng hóa, UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức kịp thời báo cáo về Sở công Thương trong trường hợp có thiếu hụt nguồn cung tại một số điểm bán để Sở hỗ trợ, bổ sung và tổ chức điều phối các chuyến xe bán hàng lưu động, siêu thị mini…

Sở Công Thương phối hợp UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện rà soát tình hình cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân; thống kê cụ thể, cập nhật lại hệ thống các điểm bán của hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn; đánh giá khả năng cung ứng hàng hóa cho người dân, kịp thời hỗ trợ các địa phương tiếp cận nguồn cung hàng hóa, hướng dẫn các giải pháp phân phối hàng hóa cho người dân phù hợp, khả thi. Chủ động theo dõi, phân công hỗ trợ theo địa bàn các quận, huyện, Thành phố Thủ Đức để kịp thời phối hợp, điều phối việc tổ chức cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân.

UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện, thành lập các tổ cung ứng hàng hóa địa phương; trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Tổ cung ứng hàng hóa địa phương triển khai phương án cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn. Chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn rà soát, thống kê nhân khẩu trên địa bàn (lưu trú, vãng lai) để đảm bảo hoạt động chăm lo, cung ứng hàng hóa cho người dân trên địa bàn; tổng hợp thông tin báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp tham mưu UBND thành phố....

Theo ghi nhận, từ sáng tới trưa ngày 22/8, tại hệ thống các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tiện lợi, một số chợ tại TP.HCM, người tiêu dùng vẫn xếp hàng từ sớm để mua lương thực, thực phẩm thiết yếu. Tuy nhiên, lượng người đã giảm bớt so với hai ngày trước đó.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Xem thêm