Nasdaq giảm 2,5%, do sự suy yếu của nhóm cổ phiếu công nghệ lớn
(DNTO) - S&P 500 giảm 0,9%, xuống 4.688,67. Nasdaq Composite giảm 2,5% do cổ phiếu công nghệ kéo giảm, một ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 9, đóng cửa ở mức 15.180,43. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm khoảng 30 điểm, tương đương 0,1%, sau khi tăng hơn 200 điểm vào đầu phiên, đóng cửa ở mức 35.897,64.
Chứng khoán Mỹ đã tăng vọt vào thứ Tư (15/12) sau quyết định của Fed, với chỉ số S&P 500 đảo ngược các khoản lỗ trước đó để đạt được mức tăng cao trong một ngày, về gần với mức đóng cửa kỷ lục trước đó. Một số nhà đầu tư cho biết thị trường đã phản ứng tích cực với quyết định của Cục Dự trữ Liên bang vì giảm thiểu rủi ro về giá tiêu dùng tăng trưởng nhanh. Mặc dù ngân hàng trung ương đã mở đường cho ba lần tăng lãi suất trong năm tới, các nhà phân tích cho rằng Fed không tỏ ra quyết liệt về việc tăng lãi suất như lo ngại ban đầu.
Tuy nhiên, những lo ngại về đường lối của Fed và biến thể Covid-19 Omicron đang lan rộng gần đây đã khuấy động sự bất ổn và khiến một số nhà đầu tư thận trọng hơn.
Kể từ Lễ Tạ ơn, các chỉ số chính đã bị xáo trộn với sự biến động bắt nguồn từ biến thể Covid-19 mới và chính sách thay đổi của Fed.
Lĩnh vực công nghệ đã đặc biệt hỗn loạn, khi các nhà đầu tư đánh giá lại quan điểm về các công ty tăng trưởng và “chuồn khỏi” một số vụ đặt cược đông đảo nhất. Nasdaq nặng về công nghệ đã ghi nhận phiên thứ tư liên tiếp có mức tăng hơn 1% theo cả hai hướng. Và mặc dù S&P 500 đang dao động sát mức cao trong những phiên gần đây, nhưng đã có những động thái lớn giữa các cổ phiếu và những nhóm ngành riêng lẻ.
Adam Phillips, giám đốc điều hành chiến lược danh mục đầu tư tại EP Wealth Advisors cho biết: “Có rất nhiều điều đang diễn ra dưới bề mặt. Đằng sau câu chuyện và cảm xúc về cơ bản đã thay đổi”.
Một cuộc khảo sát do Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân Hoa Kỳ công bố hôm thứ Năm cho thấy tâm lý lạc quan giữa các nhà đầu tư gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua.
Hoạt động giao dịch hôm thứ Năm (16/12) được đánh dấu bằng cuộc đấu tranh của một số tên tuổi công nghệ lớn. Apple mất 4,1%, Amazon giảm 2,1%, Tesla rớt 4,2%. và các cổ phiếu bán dẫn lớn như AMD và Nvidia giảm lần lượt gần 5,4% và 6,8%. Trong khi đó, cổ phiếu của các ngân hàng và công ty năng lượng tăng giá tốt hơn.
Một số nhà phân tích cho rằng, viễn cảnh lãi suất cao hơn đã khiến cổ phiếu tăng trưởng (growth stocks) trở nên kém hấp dẫn.
Adobe đã mất 10% sau khi hướng dẫn không đạt được như kỳ vọng so với dự báo của Phố Wall, khiến nó trở thành một trong những cổ phiếu giảm nhiều nhất trong S&P 500. Đây là một trong số các công ty phần mềm đã ghi nhận mức tăng hậu thu nhập khủng. Cổ phiếu Oracle gần đây đã tăng khoảng 15,6% với bước nhảy vọt sau công bố thu nhập doanh nghiệp cao nhất trong hơn 10 năm, theo nhà môi giới Macro Risk Advisors. Intuit và Salesforce.com cũng đã ghi lại một số động thái tăng cao nhất sau công bố báo cáo thu nhập trong thập kỷ qua.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư nói rằng động thái hôm thứ Năm sẽ chứng minh là một bước ngoặt.
Edward Park, Giám đốc đầu tư tại Brooks Macdonald, khi đề cập đến một tình huống trong đó Fed điều khiển lạm phát nhưng không đẩy lãi suất đủ cao để giết chết sự phục hồi kinh tế, rằng: “Có một cách hiểu rõ ràng về nền kinh tế goldilocks”. Ông cũng nhận định cổ phiếu có khả năng tiếp tục tăng đến cuối năm. "Nếu có ai đó nói cho bạn biết, nhưng thật khó khăn khi giữ những khoản đầu tư cố định hoặc tiền mặt".
Theo tin tức của công ty, Lennar rớt 3,2% sau khi công ty xây dựng nhà báo cáo thu nhập và doanh số bán hàng không đạt được ước tính của các nhà phân tích. Accenture tăng khoảng 7% sau khi nâng cao dự báo thu nhập.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) giữ nguyên lãi suất cơ bản và cho biết họ sẽ không tăng chi phí đi vay cho đến khi lạm phát cao hơn mục tiêu một cách đáng kể. Khác biệt với Fed, ECB cho biết họ sẽ loại bỏ chương trình mua trái phiếu khẩn cấp trong khi tăng cường các biện pháp kích thích khác.
Ngân hàng Trung ương Anh cũng cho biết cần phải tăng lãi suất để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. Fed đã hoàn thành trục quay của riêng mình vào thứ Tư, thông qua kế hoạch kết thúc chương trình mua tài sản vào tháng 3 và đưa ra ba đợt tăng lãi suất vào năm 2022.
Các dấu hiệu về thị trường lao động ngày càng thắt chặt là một trong những lý do khiến Hoa Kỳ và Anh chuyển hướng sang nới lỏng các biện pháp kích thích tiền tệ. Dữ liệu được công bố hôm thứ Năm đã bổ sung vào bức tranh đó, cho thấy các đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới của Hoa Kỳ đã tăng cao hơn vào tuần trước nhưng vẫn ở mức rất thấp.
Một số nhà đầu tư đã trở nên lo ngại hơn về tỷ lệ nhiễm Covid-19, vốn đang gia tăng ở Đức và các khu vực khác của Châu Âu. Điều đó đã tạo ra một làn sóng mới về các hạn chế của chính phủ và sự do dự của người tiêu dùng.
Giá dầu thô Brent giao sau, mức chuẩn trên thị trường dầu quốc tế, tăng khoảng 1,5% lên 75,02 USD/thùng. Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống 1,419% hôm thứ Năm từ 1,460% hôm thứ Tư.
Cuộc khủng hoảng tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ trở nên sâu sắc hơn sau khi ngân hàng trung ương “cúi đầu” trước áp lực chính trị để cắt giảm lãi suất, bất chấp lạm phát tăng vọt.
Thị trường các nước tăng. Stoxx Europe 600 toàn lục địa đã tăng 1,2%, trong khi blue-chip FTSE 100 của Vương quốc Anh tăng khoảng 1,3% sau khi Ngân hàng Anh tăng tỷ lệ chuẩn. Tại châu Á, Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 2,1%, Chỉ số tổng hợp Thượng Hải tăng khoảng 0,8% và Hang Seng của Hồng Kông thêm 0,2%.