Chủ nhật, 30/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Mức thuế phi lý 412% từ phía Mỹ đang giáng đòn chí mạng cho ngành ong Việt Nam

Sông Hương
- 16:30, 07/12/2021

(DNTO) - 90% lượng mật ong Việt Nam xuất khẩu đi sang thị trường Mỹ. Nếu nước này áp thuế chống bán phá giá lên tới 412,49%, ngành sản xuất mật ong Việt Nam sẽ vô cùng khó khăn.

35.000 hộ nuôi ong Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất sinh kế nếu Hoa Kỳ áp mức thuế 412% với mật ong xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: T.L.

35.000 hộ nuôi ong Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất sinh kế nếu Hoa Kỳ áp mức thuế 412% với mật ong xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: T.L.

Không thể thu 1 đồng, đóng thuế 4 đồng

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với mặt hàng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ là 412,49%. Cùng với Việt Nam, 4 nước khác gồm: Brazil, Ấn Độ, Ukraine, Argentina cũng nằm trong danh sách các nước bị áp thuế xuất khẩu mật ong lần này nhưng mức thuế thấp hơn rất nhiều lần.

“Khi nhận được tin đó, tất cả người nuôi ong Việt Nam choáng váng”, ông Đinh Quyết Tâm, Chủ tịch Hội Nuôi ong Việt Nam chia sẻ về việc Mỹ áp mức thuế cao ngất ngưởng với ngành ong Việt Nam, tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Mỹ sáng ngày 7/12.

Năm 1992, Việt Nam lần đầu xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ với số lượng 40 tấn, đến nay, số lượng lên tới 50.000 tấn mỗi năm, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng mật ong xuất khẩu Việt Nam đi thế giới (54.000 tấn/năm). Theo ông Tâm, việc áp dụng thuế này ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động Việt Nam, không chỉ về sinh kế mà còn cả hệ sinh thái nông nghiệp (vì ong thụ phấn cho cây trồng).

“Từ một thị trường chiếm 90% mà giờ áp một mức thuế quá cao, không ai có thể kinh doanh được với một sản phẩm thu về 1 đồng nhưng đóng thuế đến hơn 4 đồng. Như vậy chỉ có khả năng đóng cửa hoàn toàn. Ngay tại thời điểm này, các đàn ong đang nhân lên để chuẩn bị đón vụ mật ong cho mùa Xuân năm tới thì người nuôi ong không biết làm thế nào. Với gần 10.000 người nuôi ong chuyên nghiệp và khoảng 25.000 hộ nuôi ong gia đình, họ đang không biết làm thế nào. Có những gia đình 3 thế hệ nuôi ong và đây là sinh kế chính của họ”, ông Tâm cho biết.

Những quyết định phi lý

Doanh nghiệp, cơ quan chức năng Việt Nam đang nỗ lực cung cấp bằng chứng cho phía Hoa Kỳ để chứng minh mật ong Việt Nam không bán phá giá vào thị trường này. Ảnh: T.L.

Doanh nghiệp, cơ quan chức năng Việt Nam đang nỗ lực cung cấp bằng chứng cho phía Hoa Kỳ để chứng minh mật ong Việt Nam không bán phá giá vào thị trường này. Ảnh: T.L.

Chủ tịch Hội Nuôi ong Việt Nam cho biết, việc điều tra chống bán phá giá trong thương mại là hoạt động rất bình thường khi các nước hội nhập. Nguyên lý chung của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là khi điều tra một nước nào đó phải lấy một nước có điều kiện kinh tế xã hội và sản xuất tương tự để so sánh.

Trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong Việt Nam, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã chọn Ấn Độ là nước để tính giá trị thay thế bởi đây là nước có điều kiện kinh tế xã hội, sản xuất tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên, khi ra phán quyết sơ bộ, Ấn Độ chỉ bị áp mức thuế rất tượng trưng 6,4%, trong khi Việt Nam là 412%.

Theo ông Tâm, DOC đã phi lý khi chọn giá mật ong của Ấn Độ nhập khẩu từ các nước phát triển như New Zealand, Canada, Arab Saudi… để tính làm giá trị thay thế. Thứ hai, giá sản xuất bao bì Ấn Độ chỉ gần 70 rupi, nhưng sau quá trình điều tra, DOC đưa ra giá gấp 7 lần. Trong khi ở Việt Nam giá rẻ hơn nhiều.

Kể cả việc so sánh giá trị ong Việt Nam với giá trị ong Hoa Kỳ cũng chưa hợp lý. Vì Việt Nam nuôi ong hoàn toàn lấy mật để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong khi đó người nuôi ong Mỹ, họ chỉ thu lợi tức 30% từ mật ong, còn 70% thu từ dịch vụ thụ phấn cây trồng.

“Một đất nước GDP nhỏ như Việt Nam tại sao lại lấy giá của các nước sản xuất mật ong phát triển, từ miền ôn đới với điều kiện kinh tế xã hội khác hẳn để lấy làm giá trị so sánh. Đó là điều không tưởng. Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ biến động mỗi năm từ 40-50.000 tấn mật ong, nhưng lấy số lượng thay thế mà Ấn Độ nhập khẩu của một doanh nghiệp 200 tấn/năm để tính cho 50.000 tấn là không hợp lý. Chúng tôi mong muốn Chính phủ hai bên xem xét cho hợp lý trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng. Vì doanh nghiệp Việt Nam không đủ nguồn lực để theo đuổi các vụ kiện nếu kiện lên WTO”, ông Tâm bày tỏ.

Bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công thương cho biết, đây là lần đầu tiên ngành nông sản Việt Nam bị áp một mức thuế cao ngất ngưởng trong vụ việc điều tra phòng vệ thương mại và đây cũng là vụ việc đạt tỉ lệ đồng thuận cao nhất từ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin cho phía Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ sử dụng dữ liệu không khách quan và không công bằng với các doanh nghiệp Việt Nam, dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế cao một cách vô lý.

Đối với vụ việc này, ngay sau khi Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao có cuộc họp với các doanh nghiệp xuất khẩu ong để bàn thảo các phương án.

“Cho đến thời điểm này, Bộ Công thương cũng như các doanh nghiệp, hiệp hội ưu tiên trao đổi trực tiếp với các cơ quan liên quan của Hoa Kỳ để đưa ra các lập luận, dữ liệu thực tế của Việt Nam để chứng minh sản phẩm mật ong Việt Nam không bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất mật ong của Hoa Kỳ”, bà Giang khẳng định.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thông báo từ nhà sáng lập thương hiệu Vua Cua, chị Đoàn Thị Anh Thư, sau 9 năm phát triển, Vua Cua sẽ dừng phát triển tại thị trường Việt Nam.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quyết định của Tổng thống Donald Trump vào ngày 26/3 về việc áp dụng mức thuế 25% với ô tô nhập khẩu xuất phát từ một mục tiêu chính trị rõ ràng: bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, kết quả của chính sách này không hoàn toàn mang lại những lợi ích như kỳ vọng mà kéo theo hàng loạt hệ lụy tiêu cực.
2 ngày
Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tiền xuất hiện ở cả khối nội và khối ngoại chung tay bắt đáy giúp ORS bật tăng sau chuỗi ngày nằm sàn liên tiếp.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
PDR chào phiên đầu tuần ngay giá sàn. Nhà đầu tư rũ hàng mạnh, tuy nhiên dòng tiền bắt đáy đã phần nào cản lực rơi của cổ phiếu này.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong khi nhóm ngành ngân hàng giữ xu hướng tăng thì TPB lại lộn ngược dòng rơi mạnh, thậm chí có tình trạng bán tháo khi có tới 80 triệu cổ phiếu được trao tay trong phiên.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường trong nước và thị trường thế giới không đồng pha với nhau. Nếu FED chưa giảm lãi suất thì điều này cũng khó gây tác động đến thị trường chứng khoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá HSG giảm gần 3%, đưa vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoa Sen giảm hơn 450 tỷ đồng, trước các thông điệp cẩn trọng từ Chủ tịch Lê Phước Vũ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cuộc chiến thương mại toàn diện của Tổng thống Mỹ, Donald Trump, đang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, thế nhưng các nhà đầu tư đã tìm thấy một nơi trú ẩn mới không thể ngờ tới: cổ phiếu Trung Quốc.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Bamboo Capital vừa thông tin, ông Kou Kok Yiow (Chris), Chủ tịch HĐQT đột ngột từ trần vào ngày 8/3/2025 do bạo bệnh, hưởng thọ 63 tuổi.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nếu so với mức giá đóng cửa phiên cuối tuần vừa qua, mức giá mục tiêu được KBSV đưa ra cao hơn 15,6% với 151.900 đồng/cổ phiếu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu SHB đã bứt phá tăng kịch trần với khối lượng giao dịch khủng hơn 141 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch hơn 1,4 ngàn tỷ đồng và vẫn còn gần 7 triệu đơn vị dư mua thời điểm chốt phiên.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trước tình hình giá xăng dầu thế giới biến động, tỷ giá VND/USD thay đổi và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định phương án điều hành giá xăng dầu để đảm bảo giá xăng dầu trong nước phù hợp với thế giới.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Đà tăng mạnh của bộ đôi VHM và VIC đã cho thấy triển vọng tích cực của doanh nghiệp cũng như sự khởi sắc của thị trường chứng khoán trong nước.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
2 tuần
Xem thêm