Thứ năm, 27/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Du lịch Việt cần làm gì để gặt hái ‘quả ngọt’ sau kỳ ngủ đông kéo dài?

Hồng Gấm
- 07:00, 01/05/2022

(DNTO) - Sau thời gian dài bị dồn nén vì Covid-19, du lịch Việt đang bừng tỉnh bằng những con số ấn tượng, báo hiệu sự hồi sinh tích cực. Song để phục hồi nhanh, mạnh, bền vững, rất cần tư duy đột phá của lãnh đạo ngành để cả guồng máy cùng "lăn bánh".

 

Thời điểm mở rộng cánh cửa du lịch đang nóng, nhưng ngành du lịch vẫn còn nhiều  việc cần phải triển khai để có thể bứt phá. Ảnh: TL.

Thời điểm mở rộng cánh cửa du lịch đang nóng, nhưng ngành du lịch vẫn còn nhiều việc cần phải triển khai để có thể bứt phá. Ảnh: TL.

Kể từ khi mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15/3, nhu cầu du lịch của người dân đang như chiếc lò xo bị nén đã thực sự bùng nổ. Những kỳ nghỉ gần đây đã chứng kiến sự bùng nổ lượng khách nội địa và quốc tế ở nhiều điểm đến.

Cụ thể, theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4/2022 đạt 101.400 lượt khách, gấp 2,4 lần so với tháng trước và gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ tính riêng ngày nghỉ lễ 30/4 hôm qua, đã có 25.000 khách khởi hành đi tour với các hành trình du lịch trong và ngoài nước, tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, du khách đã bắt đầu lên kế hoạch chuẩn bị cho mùa du lịch hè đang đến gần. Đây là khoảng thời gian để các đơn vị kinh doanh du lịch chuẩn bị nguồn lực, sản phẩm, chiến lược tiếp thị, quảng bá để sẵn sàng đón lượng khách lớn.

Mặc dù thị trường du lịch đang ấm dần lên, song, không ít doanh nghiệp lữ hành vẫn bày tỏ sự lo lắng khi “tái khởi động” vì sợ rủi ro có thể quay lại, nhất là khi dịch Covid-19 đã khiến cho xu hướng, thói quen của du khách thay đổi.

Vì thế, để khai thác được nhiều phân khúc khách hàng hơn, bài toán đặt ra là phải phục hồi ngay nền kinh tế xanh Việt Nam với tốc độ nhanh hơn so với các nước để không tụt hậu. 

Luận bàn về vấn đề này, trao đổi với Doanh Nhân Trẻ, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định, để "rộng cửa" đón du khách, không chỉ cần Chính phủ phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn mới, doanh nghiệp du lịch cũng phải nỗ lực đồng hành với lãnh đạo ngành xác định "đúng đường" để cả guồng máy không trễ nhịp. 

Ông Phú cho rằng, câu hỏi đặt ra là trong năm nay và những năm tiếp theo, khách nội địa và khách quốc tế đi đến các địa điểm không chỉ để thăm quan vui chơi, ăn uống tại chỗ mà họ còn mua sắm, hưởng các dịch vụ khác mà họ có nhu cầu. Theo đó, muốn đạt được hiệu quả cao trong phục vụ thì ngành du lịch phải luôn luôn gắn với thương mại và dịch vụ.

"Đây là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong quá trình phát triển du lịch ở Việt Nam ngày càng bền vững và có hiệu quả vững chắc. Muốn vậy, yêu cầu du lịch các địa phương phải phối hợp với các ngành, trong đó có ngành thương mại bao gồm siêu thị, trung tâm thương mại, chợ và các nơi tham quan mua sắm  khác", ông Phú nhìn nhận.

Du lịch Việt Nam hiện nay sự phối hợp giữa các ngành: Vận tải, hàng không, du lịch, thương mại dịch vụ vẫn chưa liền mạch. Ảnh: TL.

Du lịch Việt Nam hiện nay sự phối hợp giữa các ngành: Vận tải, hàng không, du lịch, thương mại dịch vụ vẫn chưa liền mạch. Ảnh: TL.

Rõ ràng sự đa dạng của hàng hoá tiêu dùng mới lạ cùng những quà lưu niệm tại các địa phương phải được hết sức quan tâm, đầu tư, tạo sức thu hút mạnh mẽ đối với các du khách, chỉ có vậy mới khiến họ sẵn sàng "móc hầu bao".

Riêng đối với ngành thương mại, cần chuẩn bị quỹ hàng hoá phù hợp với từng khách hàng trong nước và nước và nước ngoài. Hàng hoá phải luôn luôn đổi mới, lắng nghe ý kiến của khách một cách cầu thị.

"Chất lượng hàng hoá phải đảm bảo, mang tính đặc trưng nổi tiếng của địa phương và các vùng miền trên cả nước. Bao gói hàng hoá cho khách nhanh chóng và đảm bảo mỹ thuật, tạo niềm tin và dấu ấn bền vững với mọi đối tượng khách hàng dù là khó tính nhất. Phương châm khách hàng tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu và hàng hoá của mình là tốt nhất", ông Phú đánh giá.

Theo đó, cần sự phối hợp đồng bộ, chân thành mang tính hợp tác chia sẻ cao. Câu chuyện về lợi ích trong sự phối hợp này có lẽ cũng phải đề cập tới và mặc dù có thể là rất mới mẻ bởi du lịch Việt Nam hiện nay sự phối hợp giữa các ngành: Vận tải, hàng không, du lịch, thương mại dịch vụ vẫn còn bị chia cắt.

Chuỗi giá trị thực hiện được trong một tour trong và ngoài nước về cơ bản ngành nào hưởng thụ lợi nhuận của ngành đó chưa cùng nhau bàn cách chia sẻ lợi nhuận một cách nhân văn và minh bạch, công khai như một số nước đã làm.

Dẫn chứng cụ thể, theo ông Phú: "Tấm vé máy bay giá rẻ của hãng hàng không một nước không chỉ đơn thuần là sáng kiến để nhằm thu hút khách cho riêng mình, mà là có sự bàn bạc thấu đáo giữa các hãng hàng không với ngành du lịch, thương mại ở nước đó...".

Hãng hàng không ngoài việc thu tiền vé máy bay mà họ còn được hưởng thêm lợi nhuận do sự chia sẻ lợi nhuận của các khách sạn, của hàng, siêu thị đã phục vụ khách khi sức hút du lịch được tăng lên gấp bội với giá vé máy bay cực kỳ hấp dẫn.

Câu truyện ở trên cho ta thấy, sự kết hợp hữu cơ và tất yếu khách quan của hai ngành thương mại du lịch và các ngành khác như hàng không, vận tải bộ, hải quan,…

Thực tế, đây là vấn đề không mới, nhưng chưa phải là phổ biến và càng không phải là dễ làm bởi trong cataloge du lịch giới thiệu với khách ở hầu hết các địa phương ở Việt Nam chỉ đơn thuần là các danh lam thắng cảnh đưa khách đến, chưa có các địa điểm vừa thăm quan vừa mua sắm như các nước phát triển đã làm trước chúng ta từ nhiều năm nay.

Bởi vậy, hiệu quả của việc đón khách du lịch chỉ trọn vẹn và hiệu quả, tạo giá trị gia tăng chung khi cả khách sạn nhà hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đều có doanh thu và lợi nhuận trong các mùa du lịch hàng năm của một đất nước.

"Việt Nam chúng ta đi sau, cần học hỏi cách suy nghĩ, cách làm của các quốc gia đi trước góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ đón khách du lịch trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Những chính sách ở tầm vĩ mô của nhà nước và sự cố gắng chủ quan của các doanh nghiệp thương mại du lịch, chúng ta tin tưởng trong 5-10 năm tới sẽ đưa du lịch Việt lên một tầm cao mới, trở thành một địa điểm mang danh hiệu: “Thiên đường du lịch, thăm quan, mua sắm hàng hoá” của khu vực châu Á và thế giới", ông Phú nhận định.

Tin khác

Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
15 giờ
Tài chính - Thị Trường
Tiền xuất hiện ở cả khối nội và khối ngoại chung tay bắt đáy giúp ORS bật tăng sau chuỗi ngày nằm sàn liên tiếp.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
PDR chào phiên đầu tuần ngay giá sàn. Nhà đầu tư rũ hàng mạnh, tuy nhiên dòng tiền bắt đáy đã phần nào cản lực rơi của cổ phiếu này.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong khi nhóm ngành ngân hàng giữ xu hướng tăng thì TPB lại lộn ngược dòng rơi mạnh, thậm chí có tình trạng bán tháo khi có tới 80 triệu cổ phiếu được trao tay trong phiên.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường trong nước và thị trường thế giới không đồng pha với nhau. Nếu FED chưa giảm lãi suất thì điều này cũng khó gây tác động đến thị trường chứng khoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá HSG giảm gần 3%, đưa vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoa Sen giảm hơn 450 tỷ đồng, trước các thông điệp cẩn trọng từ Chủ tịch Lê Phước Vũ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cuộc chiến thương mại toàn diện của Tổng thống Mỹ, Donald Trump, đang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, thế nhưng các nhà đầu tư đã tìm thấy một nơi trú ẩn mới không thể ngờ tới: cổ phiếu Trung Quốc.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Bamboo Capital vừa thông tin, ông Kou Kok Yiow (Chris), Chủ tịch HĐQT đột ngột từ trần vào ngày 8/3/2025 do bạo bệnh, hưởng thọ 63 tuổi.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nếu so với mức giá đóng cửa phiên cuối tuần vừa qua, mức giá mục tiêu được KBSV đưa ra cao hơn 15,6% với 151.900 đồng/cổ phiếu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu SHB đã bứt phá tăng kịch trần với khối lượng giao dịch khủng hơn 141 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch hơn 1,4 ngàn tỷ đồng và vẫn còn gần 7 triệu đơn vị dư mua thời điểm chốt phiên.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trước tình hình giá xăng dầu thế giới biến động, tỷ giá VND/USD thay đổi và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định phương án điều hành giá xăng dầu để đảm bảo giá xăng dầu trong nước phù hợp với thế giới.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Đà tăng mạnh của bộ đôi VHM và VIC đã cho thấy triển vọng tích cực của doanh nghiệp cũng như sự khởi sắc của thị trường chứng khoán trong nước.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thời gian gần đây, chính quyền Mỹ đã triển khai một loạt chính sách thuế quan nhằm bảo vệ nền kinh tế nội địa. Tuy nhiên, thay vì củng cố niềm tin, các biện pháp này lại gây ra sự bất ổn lớn cho các nhà đầu tư.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo dự thảo của TP.HCM, mô hình Trung tâm Tài chính gồm thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, hàng hóa phái sinh.
2 tuần
Xem thêm