Thứ năm, 02/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Du lịch TP.HCM 'chạy đà' đón khách quốc tế trở lại

Tiến Dũng
- 13:03, 07/10/2020

(DNTO) - Suốt 9 tháng từ đầu năm 2020 đến nay, ngành du lịch cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng phải chịu những hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid-19. Nhằm chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm, trong bối cảnh các đường bay quốc tế dần được nối lại, ngành du lịch TP.HCM đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết trong giai đoạn giữa năm, khi dịch Covid-19 có dấu hiệu hạ nhiệt, các doanh nghiệp lữ hành chuẩn bị trở lại mạnh mẽ thì đợt dịch thứ hai bất ngờ ập đến, như một “cú đánh bồi” vào ngành du lịch thành phố, vốn đã chịu quá nhiều thiệt hại. “Trong giai đoạn này, có không ít doanh nghiệp chịu thua lỗ nặng nề, dẫn đến phá sản, số khác phải chuyển đổi hình thức hoạt động sang kinh doanh lĩnh vực khác để duy trì. Nhưng với sức sống và sự sáng tạo mạnh mẽ, doanh nghiệp không đầu hàng trước khó khăn này. Chúng tôi tin là doanh nghiệp có thể trụ vững”, bà Hoa cho biết.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM

Theo thống kê từ Sở Du lịch TP.HCM, lượt khách du lịch đến TP.HCM trong 9 tháng đầu năm là 1.303.750 lượt, giảm 79% so với cùng kỳ 2019, đạt 14,49% kế hoạch năm 2020. Về tổng thu du lịch, toàn thành phố đạt khoảng 57,3 tỷ đồng, giảm 44,4% so với cùng kỳ, đạt 39% so với kế hoạch năm.

Tháng 9 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải cho mở lại một số đường bay quốc tế với một số nước trong khu vực châu Á. Tuy tần suất bay vẫn còn hạn chế nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch TP.HCM. Nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuẩn bị cho việc đón khách quốc tế trở lại với TP.HCM.

Tổng Giám đốc hãng lữ hành Fiditour - Vietluxtour, ông Trần Thế Dũng, cho biết: “Từ sau đợt dịch một  và hai, thị trường và nhu cầu du khách có nhiều thay đổi nên Fiditour – Vietluxtour đã thay đổi cơ cấu hoạt động, tổ chức sản phẩm, chiến lược quảng bá… để thích ứng với nhu cầu của thị trường. Cụ thể, tập trung triển khai sâu, rộng thị trường du lịch trong nước; đa dạng hóa dịch vụ, từ tour trọn gói, tour từng phần đến các dịch vụ riêng lẻ; gắn kết chặt chẽ với nhà cung cấp để tổ chức các chương trình khuyến mại, kích cầu giá tốt, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Mọi quy trình phục vụ khách hàng đều hướng đến tiêu chí an toàn, đảm bảo sức khỏe của du khách theo đúng tiêu chí Bộ quy chế an toàn du lịch do Sở Du lịch TP.HCM quy định".

Nhiều doanh nghiệp lữ hành hy vọng dịch bệnh sớm được kiểm soát để rút ngắn giai đoạn phục hồi.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành hy vọng dịch bệnh sớm được kiểm soát để rút ngắn giai đoạn phục hồi.

Một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng có sự chuẩn bị cho việc mở cửa quốc tế trở lại, tuy nhiên vẫn giữ sự thận trọng sau hai lần dịch bệnh bùng phát bất ngờ.

Đại diện của hãng lữ hành Saigontourist chia sẻ: “Đối với lĩnh vực du lịch nước ngoài và du lịch quốc tế, tình hình vẫn còn nhiều biến động và khó có thể phục hồi trong thời gian tới. Các chuyến bay mở lại trước mắt chủ yếu đáp ứng nhu cầu khác. Do vậy, trước mắt Saigontourist vẫn duy trì liên kết, phối hợp thông tin với các cơ quan du lịch, đối tác trong khu vực và thế giới, nắm bắt tình hình, để ngay khi các quốc gia mở cửa trở lại và đảm bảo an toàn cho du khách, sẽ có những phương án tái phát triển một cách nhanh chóng đối với hoạt động du lịch nước ngoài và du lịch quốc tế vốn là thế mạnh hàng đầu của công ty".

Đại diện đơn vị này cũng cho biết, đang và sẽ mở lại tất cả các tuyến trên cả nước nhằm mang đến cho du khách những sản phẩm du lịch an toàn, hấp dẫn về giá nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Saigontourist còn phối hợp với các khách sạn ở TP.HCM thuộc Saigontourist Group mở bán các gói tour cho khách hàng từ các tỉnh và cho khách hàng cư trú tại TP HCM”.

Trong giai đoạn chuẩn bị đón khách quốc tế, thị trường nội địa vẫn là ưu tiên chính của các dịch vụ lữ hành với nhiều ưu đãi.

Trong giai đoạn chuẩn bị đón khách quốc tế, thị trường nội địa vẫn là ưu tiên chính của các dịch vụ lữ hành với nhiều ưu đãi.

Việc tái mở cửa với các nước trong khu vực là cơ hội để ngành du lịch TP.HCM vực dậy sau gần một năm. Tuy vậy, không thể xem nhẹ các biện pháp phòng chống dịch khi đón các đối tượng khách quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết: “Để đảm bảo mục tiêu đặt ra là thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phát triển kinh tế, nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch, Sở Du lịch hiện đã chuẩn bị sẵn sàng để triển khai chủ trương này như tăng cường ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành - du lịch trong việc đảm bảo tiêu chí an toàn phòng, chống dịch, chuẩn bị các cơ sở cách ly có trả phí cho hành khách. Trong công tác phòng chống dịch, Sở Du lịch đã phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các ban ngành khác để đảm bảo công tác phòng chống dịch được thực hiện chặt chẽ ngay từ khi đón khách”.

Sở Du lịch TP cho biết vẫn sẽ tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch chặt chẽ. Ảnh: Bộ GTVT

Sở Du lịch TP cho biết vẫn sẽ tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch chặt chẽ. Ảnh: Bộ GTVT

Thời gian này, để tạo động lực cho các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn TP.HCM, Sở Du lịch TP.HCM đã đưa ra 5 nhóm giải pháp để giải quyết bài toán dịch vụ du lịch cho doanh nghiệp, cụ thể: Tập trung cho công tác hỗ trợ doanh nghiệp; Phát động chương trình du lịch tại chỗ tiếp sức cho doanh nghiệp TP.HCM: Đẩy mạnh liên kết hợp tác với các tỉnh thành cả nước, đặc biệt là khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Tập trung triển khai chiến lược phát triển du lịch TP.HCM kế hoạch đến năm 2030; Chuẩn bị cho sự xúc tiến thị trường cũng như đón khách nước ngoài trở lại Việt Nam.

Trong thời gian tới, Sở Du lịch sẽ phát động chương trình “Người TP.HCM đi du lịch TP.HCM”, “Hello Hochiminh City”, “Ngày hội áo dài” nhằm khuyến khích người dân cũng như ủng hộ doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sau dịch, tạo đà phát triển cho ngành du lịch thành phố.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
21 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
1 tuần
Xem thêm