Công ty Việt Nam khó tuyển nhân sự thương mại điện tử
(DNTO) - Gần đây, nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, và đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề lớn gây cản trở cho quá trình phát triển thương mại điện tử trong nước.
Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021 được Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) vừa công bố cho thấy, năm 2020, tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về thương mại điện tử giảm nhiều so với các năm trước.
Tỷ lệ các công ty với nhân sự chuyên trách vào thương mại điện tử e-commerce đã giảm 7% kể từ năm 1997 tới nay, điều này chỉ ra sự khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự với doanh số bán hàng online tăng mạnh.
Chỉ có 23% công ty đã tuyển nhân sự đặc trách lĩnh vực e-commerce trong năm 2020, so với mức 30% so với 3 năm trước đây, theo báo cáo của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM).
Tỷ lệ này là 21% đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với mức 41% đối với các công ty lớn. Trong khi đó tỉ lệ các công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên e-commerce và IT đã tăng 28% trong năm 2018 lên 32% trong năm 2020.
Nhân sự thiếu nhiều nhất là nhà quản trị trang web và e-commerce với 46% các công ty gặp khó trong việc thuê được nhân sự. “Trong 3 năm qua, đã có nhiều hơn các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nhân sự có kỹ năng trong lĩnh vực e-commerce và IT”, báo cáo cho biết.
Theo VECOM, nguyên nhân này một phần do tác động lớn của đại dịch Covid-19 và áp lực về tài chính nên việc cắt giảm biên chế và kiêm nhiệm nhiều vai trò được các công ty triển khai để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn.
Cụ thể, xét về quy mô doanh nghiệp thì nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương mại điện tử chỉ bằng một nửa so với nhóm các doanh nghiệp lớn.
Theo báo cáo của VECOM, lĩnh vực nghệ thuật giải trí, thông tin truyền thông có tỉ lệ cao nhất của các nhân sự chuyên biệt trong lĩnh vực e-commerce với tỉ lệ 45% và 42%. Tiếp theo là các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm với 38%, và hoạt động chuyên môn - khoa học - công nghệ (31%).
VECOM cho biết, trong vòng 3 năm trở lại đây, xu hướng doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về thương mại điện tử và công nghệ thông tin ngày càng tăng. Do đó, việc đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này cả theo hình thức chính quy và không chính quy đều là những vấn đề lớn cần được quan tâm trong giai đoạn tới.
Kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử vẫn là kỹ năng được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất trong những năm gần đây, 46% doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn khi cần tuyển dụng lao động có kỹ năng này.
Đáng chú ý, năm 2020 còn xuất hiện khái niệm về super app hay còn có nghĩa là "siêu ứng dụng" đề cập tới vai trò và lợi thế của những app cung cấp một hệ sinh thái cho người tiêu dùng trên di động. Theo khảo sát của VECOM, tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động năm 2020 có tăng một chút so với năm trước.
Báo cáo cũng cho biết Android vẫn luôn là nền tảng hàng đầu được doanh nghiệp ưu tiên khi xây dựng các ứng dụng bán hàng trên các thiết bị di động. Năm 2020 có 75% doanh nghiệp cho biết ưu tiên xây dựng các ứng dụng trên nền tảng Android (tăng 5% so với năm 2019), tiếp sau đó là trên nền tảng IOS (48%) và Windows (37%).
Phần lớn doanh nghiệp cho biết, thời gian trung bình lưu lại của khách hàng khi truy cập vào website thương mại điện tử phiên bản di động/ứng dụng bán hàng ở mức rất thấp. "Đã đến lúc doanh nghiệp cần thay đổi để nâng cao nhiều giá trị hơn nữa cho người tiêu dùng từ các ứng dụng và website phiên bản di động của mình", báo cáo của VECOM nhấn mạnh.
Theo VECOM, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng 30% trong năm 2020 lên 15 tỉ USD.