Thứ năm, 03/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyện khởi nghiệp liều lĩnh của 'cô bé mùn cưa'

Minh Thư
- 14:39, 28/12/2020

(DNTO) - Từ lúc trong tay có vỏn vẹn 30 triệu đồng, vay mượn khắp nơi; thậm chí là vay lãi ngày… cô gái 8X đã cùng chồng sản xuất thành công viên nén mùn cưa làm chất đốt xanh cho môi trường từ những phế liệu mùn cưa, rơm rạ…

Từ ý tưởng khởi nghiệp…

Nguyễn Thanh Phương (sinh năm 1988) ở xóm Trại, xã Kha Sơn (Phú Bình, Thái Nguyên) là cô gái vừa được vinh danh tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo – Kết nối thành công” năm 2020 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức khi có dự án sản xuất viên nén mùn cưa xuất sắc.

Cô gái 8X Nguyễn Thanh Phương khởi nghiệp thành công với viên nén mùn cưa...

Cô gái 8X Nguyễn Thanh Phương khởi nghiệp thành công với viên nén mùn cưa...

Chia sẻ với Infonet, Phương cho biết, cô học chuyên ngành kế toán nhưng lại luôn ấp ủ sẽ phải làm điều gì đó ở chính quê hương của mình.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, nhận thấy việc đun nấu của bố mẹ rất vất vả, khói bụi. Quanh khu vực Phương sống lại có nhiều làng nghề, lượng mùn cưa, vỏ bào rất nhiều thường xuyên đổ ra bờ sông suối để đốt, gây ô nhiễm môi trường…

Thấy vậy, Phương rất băn khoăn, rồi tình cờ trong một lần tìm tòi thông tin trên trang website ở nước ngoài, vợ chồng Phương bắt gặp viên nén mùn cưa; từ đó Phương đặt câu hỏi sao mình không tự sản xuất viên nén mùn cưa từ những nguyên liệu phế thải sẵn có ở quê hương như mùn cưa, rơm rạ, vỏ trấu, vỏ lạc, lõi ngô…?

Sẵn chồng làm kỹ sư tự động hóa, mở xưởng cơ khí tại nhà, năm 2011, vợ chồng Phương bắt tay vào tìm tòi, nghiên cứu… nhưng phải đến cuối năm 2012, Phương mới sản xuất thành công sản phẩm viên nén mùn cưa.

Phương kể, hai vợ chồng còn trẻ nên khi bắt tay vào lĩnh vực chế tạo ra sản phẩm từ phế thải gặp rất nhiều khó khăn vì chưa biết quy trình công nghệ ra sao. Phương tự mua sản phẩm viên nén mùn cưa về rồi nghiên cứu.

Vì lòng đam mê, hai vợ chồng bắt đầu mày mò, chồng thì tự chế máy móc, còn Phương thì đi thu gom mùn cưa. Sau đó, nhờ sự hỗ trợ của các thầy giáo Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, chồng Phương đã chế tạo thành công máy ép mùn cưa.

Khởi nghiệp khi trong tay chỉ có 30 triệu đồng, đến nay cô gái trẻ đã có lợi nhuận 500 triệu đồng mỗi năm...

Khởi nghiệp khi trong tay chỉ có 30 triệu đồng, đến nay cô gái trẻ đã có lợi nhuận 500 triệu đồng mỗi năm...

“Sau khi có nguyên liệu, máy móc nhưng làm mãi vẫn chưa biết độ ẩm thế nào để có thể làm ra được viên nén có độ đồng đều và láng bóng. Hai vợ chồng lại nghĩ hay nguyên liệu phải để khô, rồi lại mang hẳn cái xoong 100 lít ra để rang mùn cưa. Nhiều đêm đi ngủ chân tay vẫn dính bẩn và nghĩ làm sao để sản xuất được viên nén mùn cưa…”, Phương kể.

… “Gánh” trên vai khoản nợ hàng trăm triệu đồng

Cuối năm 2012, sau khi viên nén mùn cưa được sản xuất thành công, Phương cho biết, vợ chồng Phương ‘gánh” khoản nợ 500 triệu đồng.

“Thời gian đầu, vợ chồng có chút vốn nhỏ chỉ đủ để mở xưởng rộng 110m2, khi chế tạo được máy vợ chồng Phương vay mượn thêm từ anh em họ hàng, mỗi người một ít và ai cho vay cũng dè chừng và ai cũng nói dự án của vợ chồng mình không có triển vọng. Có lúc bí quá, Phương còn phải vay lãi ngoài với lãi suất rất cao ở mức 1.500 đồng/triệu/ngày”, Phương nói.

Khoản nợ 500 triệu đồng ấy chính là chi phí trong hơn một năm nghiên cứu, tìm tòi của vợ chồng Phương. Không biết đến bao nhiêu số lượng sắt thép mua về thử nghiệm làm máy móc, rồi bị hỏng, không tái chế được. Làm đi làm lại, số sắt thép hỏng chất đầy cả một ô tô.

Phương kể, nhiều lúc cả hai vợ chồng đều đau đầu vì nợ quá nhiều, không muốn tiếp tục nữa; có lúc Phương nghĩ đến việc đi làm công nhân mỗi tháng lấy 5-7 triệu đồng để trang trải bớt nợ nần nhưng chồng Phương không đồng ý và cho rằng đã theo đuổi thì cần cố gắng hết sức.

Thế rồi, tình cờ Phương biết đến quỹ TYM – quỹ dành cho phụ nữ vay vốn, không cần thế chấp, chỉ cần tín chấp. Năm 2012, Phương vay vốn từ quỹ này được 7 triệu đồng. Số tiền này giúp Phương mua được nhiều nguyên liệu phục vụ cho việc sấy sản phẩm đạt chất lượng.

Với năng suất mỗi tháng đạt 80-100 tấn viên nén mùn cưa, xưởng sản xuất của Phương cung không đủ cầu, xuất hàng đi liên tục.

Với năng suất mỗi tháng đạt 80-100 tấn viên nén mùn cưa, xưởng sản xuất của Phương cung không đủ cầu, xuất hàng đi liên tục.

Đến giữa năm 2013, sản phẩm dần ổn định, có khách hàng, lợi nhuận thu được hàng tháng khoảng 15 triệu đồng giúp Phương ngoài chi trả quỹ TYM còn có thể trả dần khoản nợ trước đã vay để chế tạo máy. Sau 1 năm, nợ được trả vãn, kết hợp với việc vay ngân hàng lãi suất thấp, Phương cân đối dòng tiền để có thể trả hết nợ và dần mở rộng thêm các xưởng.

Phương cho biết, cũng nhờ tiếp cận nguồn vốn từ quỹ TYM, quỹ đã tạo điều kiện giới thiệu nhiều đoàn khách từ nước ngoài tới thăm quan xưởng sản xuất, giúp Phương vừa quảng bá được sản phẩm lại tiếp cận được thêm nhiều khách hàng.

Hạnh phúc mỉm cười, lợi nhuận nửa tỷ mỗi năm

Từ chỗ ai ai cũng hoài nghi về sản phẩm mà Phương làm ra, không ai biết công dụng của viên nén mùn cưa là gì; họ chỉ thấy sản phẩm giống thức ăn cho gia súc… thì nay ai cũng đã biết đến viên nén mùn cưa có thể sử dụng từ dân dụng đến tiểu thủ công nghệ hay các công ty may, công ty sữa, công ty chế biến thực phẩm…

Bất cứ đơn vị nào cần năng lượng đốt thì Phương đều có thể cung cấp.

Phương cho biết, ngoài nguồn khách hàng đến từ các trường mầm non sử dụng và họ tự giới thiệu sản phẩm của Phương cho nhau thì năm 2014, viên nén mùn cưa của Phương đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên, được Sở Công thương hỗ trợ về mặt tiếp thị, quảng bá sản phẩm. Vì thế, sản phẩm của Phương mỗi ngày được nhiều khách hàng biết đến hơn.

“Thời gian đầu sản xuất, mỗi tháng làm được 10 tấn, sau đó tăng dần lên 15 tấn/tháng, rồi tăng tiếp lên 50-70 tấn/tháng. Khi khách hàng đến ngày càng nhiều thì chồng Phương giúp cải tiến máy móc, nâng cấp công nghệ và hiện tại năng suất mỗi tháng đạt 80-100 tấn viên nén mùn cưa.

Với khoản lợi nhuận nửa tỷ mỗi năm, Phương còn tạo công ăn việc làm cho 7-10 lao động nữ ở địa phương.

Với khoản lợi nhuận nửa tỷ mỗi năm, Phương còn tạo công ăn việc làm cho 7-10 lao động nữ ở địa phương.

Năm 2019, thu nhập bình quân sau khi trừ chi phí, Phương thu về khoản lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng.

Cùng với đó, Phương tạo công ăn việc làm cho 7-10 lao động nữ ở địa phương là những người ngoài độ tuổi lao động, những phụ nữ đơn thân, những người không đi xa được có thể kết hợp vừa làm nông nghiệp, vừa làm tại xưởng cho Phương. Thu nhập bình quân mỗi người khoảng 4-6 triệu đồng/tháng”, Phương khoe.

Phương cho biết, cô chỉ hướng đến sản xuất phục vụ thị trường trong nước và đến nay cung chưa đủ cầu. Song, không vì thế mà sản xuất chạy theo số lượng, lợi nhuận quá nhiều mà cô luôn đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu. Hiện, 3 xưởng sản xuất, có xưởng diện tích cả nghìn mét vuông được Phương đặt ở các tỉnh Bắc Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên.

Phương chia sẻ, muốn khởi nghiệp thành công phải có ý tưởng, phải có đam mê và quyết tâm theo đuổi đam mê của mình; nhất là phải có người đồng hành cùng mình. Như Phương may mắn khi có người chồng luôn đồng hành, hỗ trợ đắc lực cho mình.

“Ngày xưa thường gắn người phụ nữ với công việc bếp núc, nhưng quan niệm của Phương khác, phụ nữ có quyền bình đẳng, cũng phải khẳng định vị thế của mình chứ không phải chỉ mỗi đàn ông mới làm được công to việc lớn.

Vì thế, Phương mong rằng những người phụ nữ đã, đang và sẽ khởi nghiệp như Phương cần thực sự có quyết tâm, theo đuổi đam mê mới có thể “biến” ý tưởng thành hiện thực. Không phải cứ khởi nghiệp là thành công mà phải trải qua nhiều khó khăn mới có thể đạt được”, Phương chia sẻ.

Phương cảm thấy rất vui khi được mọi người gọi mình bằng biệt hiệu thân thương “cô bé mùn cưa”… và cô gái 8X đang nghĩ đến kế hoạch thành lập công ty chuyên sản xuất loại nguyên liệu tái tạo này trong năm 2021 tới đây.

Tin khác

Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chỉ còn 1 tuần nữa (11/4), sẽ chính thức diễn ra Giải vô địch đồng đội CLB Golf 1982 lần II/2025 (1982 Golf Club Team Challenge Championship 2025), trên sân golf Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
4 giờ
Văn hoá - Xã hội
Sự kiện Không gian văn hoá du lịch Hà Giang, diễn ra từ ngày 3-5/4, tại TP.HCM với nhiều hoạt động nổi bật: Giới thiệu đêm phố cổ Đồng Văn, Toạ đàm sách Hà Giang, miền đá nở hoa, trưng bày ảnh nghệ thuật, trưng bày các sản vật, văn hoá của Hà Giang, thưởng trà...
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Gần đầy, những ý tưởng độc lạ nhưng mang màu sắc tiêu cực, thiếu tôn trọng cộng đồng và vi phạm luật pháp xuất hiện khá phổ biến. Dù nhiều trường hợp đã bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.   
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Á hậu Lâm Kiều Anh bất ngờ xuất hiện tại ngày khai trương khi trước đó cô còn đang bận rộn tại Mỹ. Sự xuất hiện của Kiều Anh cùng một số nghệ sĩ khiến Nhà hàng Lam Xưa ngày khai trương trở nên nhộn nhịp hơn.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Sau thành công của mùa đâu tiên, chương trình game show Kilowat? - học sinh chung tay sử dụng điện an toàn,tiết kiệm trở lại mùa 2 với các nội dung hấp dẫn, bổ ích. Sân chơi nhận được sự tham gia hào hứng của các em học sinh khối THCS trên địa bàn TPH.CM và các vùng lân cận
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ngày thiết kế Ý (Italian Design Day) năm 2025 diễn ra tại TP Hồ Chí Minh với chủ đề "Bất bình đẳng: Thiết kế cho cuộc sống tốt đẹp hơn". Sự kiện được phối hợp tổ chức bởi Tổng Lãnh sự quán Ý, Thương vụ Ý (ITA) tại TP Hồ Chí Minh và Hiệp hội Thiết kế VDAS.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Công tội phân minh, “vụ án” viện kẹo rau coi như đã rõ. Tuy nhiên, dư âm "cơn bão" vẫn không hạ nhiệt. Mới đây, người đại diện nhà hàng cơm niêu Cku Linh đã “kêu cứu” trước tình trạng "hơn 100 nhân viên vô tội đang bị tổn thương". 
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Đây là chương trình hành động vì cộng đồng "1.000 lượt tư vấn, khám và 12 trường hợp phẫu thuật miễn phí dành cho bệnh nhân ung thư cùng đội ngũ giáo sư Nhật Bản" nhằm giúp bệnh nhân có cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao, chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Ngôi sao điện ảnh Kiều Chinh, một biểu tượng của điện ảnh Hollywood gốc Việt, đã về Việt Nam để tham gia một dự án phim đặc biệt cùng nhà sản xuất - diễn viên Trương Ngọc Ánh. Đồng hành trong chuyến trở về của bà là hai nhà sản xuất, điều hành Sir Daniel K. Winn và Randall J. Slavin. 
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Nhà tổ chức Sen Vàng đã công bố các dự án Miss Wold Viet Nam, Miss Grand Viet Nam, Strong Viet Nam và Cuộc đời nở hoa, hứa hẹn sẽ là một năm bùng nổ với những sự kiện đặc sắc, đa dạng từ lĩnh vực sắc đẹp, văn hóa – giải trí và thể thao, góp phần lan tỏa vẻ đẹp Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Ca sĩ Cẩm Vân chia sẻ sau nhiều năm ấp ủ chị đã hoàn thành kế hoạch mơ ước với sự hỗ trợ của nhiều bạn bè, đồng nghiệp khi ra mắt album Vết lăn trầm dưới định dạng đĩa than. Album được thực hiện và phát hành nhân dịp tưởng nhớ 24 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Lễ hội âm nhạc Tràng An - Ninh Bình (FORESTIVAL) 2025 sẽ diễn ra sẽ diễn ra tại đảo Khê Cốc vào ngày 31/5 /2025 với tham gia của hàng loạt ngôi sao âm nhạc.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Hai chị em cột chặt tay nhau nhảy xuống sông. Thi thể được tìm thấy trong tư thế ôm chặt nhau. Một lá thư tuyệt mệnh cho hay “Cuộc sống đã mất đi ý nghĩa…” của những đứa trẻ chưa kịp trưởng thành nói cho chúng ta biết điều gì? 
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Đây là lần đầu tiên ngày hội Tóc xanh vạt áo tổ chức màn đồng diễn Việt phục kết hợp flashmob hoành tráng trên nền ca khúc đầy ý nghĩa Một vòng Việt Nam (sáng tác: Đông Thiên Đức), quy tụ hàng nghìn người tham gia trong trang phục truyền thống.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thuỷ vinh dự là 1 trong 8 gương mặt trẻ được nhận giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024.
1 tuần
Xem thêm