Thứ bảy, 05/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cho vay ngang hàng: Thị trường còn màu mỡ...

Diễm Ngọc
- 10:15, 28/05/2021

(DNTO) - Thiếu hành lang pháp lý, cạnh tranh không lành mạnh, lẫn lộn thật giả, bị 'bùng nợ',... là những yếu tố khiến nhiều đơn vị cho vay ngang hàng (P2P Lending) phải thu hẹp hoạt động...

Cho vay ngang hàng (P2P Lending) xuất hiện tại Việt Nam từ khá lâu, nhưng đến nay, hành lang pháp lý cụ thể và chính thức cho hoạt động này vẫn chưa được ban hành.

Cho vay ngang hàng đã có lúc tưởng như bùng nổ, nhưng đến lúc này thì lại vắng lặng trên thị trường.

Cho vay ngang hàng đã có lúc tưởng như bùng nổ, nhưng đến lúc này thì lại vắng lặng trên thị trường.

Thị trường bị biến tướng, doanh nghiệp muốn rời sân

Đến cuối tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước triển khai, nghiên cứu giải pháp thử nghiệm cho P2P Lending để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay. Tuy nhiên đến lúc này, dường như thị trường đã không còn màu mỡ hoặc quá khó kinh doanh, khiến không ít tổ chức đang triển khai hoạt động P2P phải dần từ bỏ, hoặc nhường sân cho những “người giấu mặt” khác thâm nhập.

Một điển hình là dự án cho vay ngang hàng, tập trung mảng cho vay cá nhân của Tập đoàn Công nghệ Nexttech (vaymuon.vn) đã âm thầm ngừng hoạt động từ đầu năm nay. 

Chia sẻ với báo chí, Chủ tịch Tập đoàn Nexttech Nguyễn Hoà Bình cho biết, Nexttech chỉ dừng hoạt động cho vay cá nhân, còn đối với doanh nghiệp thì vẫn duy trì. “Chúng tôi thấy thị trường không còn quá hấp dẫn nên dừng. Đồng thời, việc không có hành lang pháp lý, dẫn đến các công ty khởi nghiệp P2P Lending tại Trung Quốc tràn sang Việt Nam, có thời điểm lên tới 60-70 công ty P2P Trung Quốc không phép. Các app Trung Quốc này vào Việt Nam, đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, họ dùng các chiêu bài quảng cáo, gây nhầm lẫn, lừa đảo… để lấy khách hàng, gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp chân chính và thị trường”.

Ông Nguyễn Minh Hoàng, cố vấn cấp cao và Giám đốc Truyền thông của một số công ty P2P Lending nhận định, thực tế, thị trường P2P vẫn có nhiều bên mới cả trong và ngoài nước tham gia. Tùy theo mô hình và mục đích cũng như mức độ ưu tiên về kinh doanh mà các công ty mở rộng hay thu hẹp, thậm chí ngừng hẳn. Trong đó còn có các yếu tố quyết định như hành lang pháp lý, cạnh tranh không lành mạnh và thực trạng bùng nợ đang diễn ra.

Ông Nguyễn Minh Hoàng cũng phân tích thêm, P2P là sự kết hợp của 3 yếu tố then chốt bao gồm: Người vay - app - nhà đầu tư. Nếu người vay trả lãi và gốc đầy đủ thì mô hình thắng, nhà đầu tư an toàn. Ngược lại, nếu người vay kém, bùng nợ, sẽ khiến công ty phải gồng mình chịu lỗ cho nhà đầu tư. Thậm chí trên thị trường còn phát sinh rất nhiều trường hợp cá nhân vay tiền có tư tưởng vay để “bùng nợ".

Như vậy, yếu tố công nghệ cùng với quy trình đảm bảo tìm đúng khách vay an toàn, thu hồi nợ đúng luật là rất quan trọng. Tuy nhiên, mỗi công ty có một bí quyết, năng lực thẩm định riêng, thị trường riêng và cả tệp khách hàng riêng.

Còn đối với các công ty Trung Quốc tràn vào Việt Nam, họ có "người giấu mặt" bơm tiền với mục tiêu nhắm vào người vay để lấy lãi và gây ra nhiều hệ luỵ. Điều này dẫn đến một cuộc cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp chân chính. Không ít vụ việc đã bị phơi ra ánh sáng nhưng hệ lụy đến nay vẫn chưa thể triệt tiêu.

Nhiều app cho vay qua mạng của Trung Quốc hoạt động không phép tại Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.

Nhiều app cho vay qua mạng của Trung Quốc hoạt động không phép tại Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.

Vẫn còn màu mỡ, nếu sớm có "chiến lược hỗ trợ"

"Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam nên nỗ lực hoàn thiện công nghệ, năng lực, con người... để không bị thất thế trên sân nhà khi các ứng dụng bên ngoài đang chiếm tỷ lệ lớn. Đến nay, các công ty trong nước vẫn đang tuân thủ chặt chẽ các quy định, sẵn sàng đợi giấy phép thí điểm sandbox. Việc luật hóa tốt sẽ đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, cho nhà đầu tư và thị trường P2P Lending còn non trẻ như hiện nay", ông Hoàng nói.

Vị chuyên gia gắn bó với nhiều P2P Lending này cũng cho biết, với nhiều tập đoàn đa ngành, hoặc các doanh nghiệp đang có nhiều lĩnh vực quan tâm hơn, việc chờ đợi hành lang pháp lý là quá lâu cho một loại hình kinh doanh mà lợi ích không đảm bảo cân bằng. Còn các công ty chỉ tập trung về P2P Lending thì sẽ khác. Họ dồn hết sức lực vào để phát triển và chờ ngày hái quả. Do đó, thời gian mà họ "đủ sức" chờ đợi khung pháp lý để hoạt động và phát huy hiện có hạn chế nhất định. Nếu không sớm kịp có hành lang pháp lý cho doanh nghiệp, nhiều P2P trong nước vừa khởi nghiệp đã khó cầm cự và "chết yểu".

Trong khi đó, xét về triển vọng chung, P2P vẫn đang được đánh giá là mô hình cho vay phù hợp xu thế phát triển công nghệ 4.0. Báo cáo của Transperancey Market Research về quy mô và xu hướng phát triển thị trường P2P Lending toàn cầu dự báo, thị trường này có thể đạt quy mô 897,9 tỷ USD vào năm 2024. Riêng thị trường cho vay ngang hàng ở Việt Nam, thực tế vẫn mới chỉ ở giai đoạn ban đầu và vì vậy, vẫn còn nhiều tiềm năng.

Tại Dự thảo báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ tới nền kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào cuối năm 2020 cho biết, Việt Nam đang có khoảng 100 công ty P2P Lending, bao gồm cả công ty đã đi vào hoạt động chính thức và một số công ty đang trong giai đoạn thử nghiệm. Trong đó, một số công ty P2P Lending có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Singapore, Indonesia... chi phối.

"Vì vậy nếu không khẩn trương ban hành và triển khai chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thì có thể dẫn đến hiện tượng bị nước ngoài chi phối hoàn toàn thị phần kinh tế chia sẻ trong nước. Ngoài ra, các đối tác khác của mô hình kinh tế chia sẻ khi không cập nhật được thông tin, công nghệ sẽ trở thành đối tượng yếu thế, mất việc làm … vì không theo kịp hoặc bị hình thức kinh doanh mới thống lĩnh, chiếm thị phần", dự thảo Báo cáo đánh giá.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
1 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
2 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Gần đây, dư luận xôn xao trước việc một doanh nhân, sau khi chấp hành xong án phạt tù, tham gia buổi làm việc với Chủ tịch một tỉnh để đề xuất dự án phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh đó. Thay vì ghi nhận thiện chí cống hiến và năng lực của người đã hoàn lương, nhiều ý kiến công khai nghi ngờ, cho rằng “người như vậy không xứng đáng ngồi cùng lãnh đạo địa phương”.
2 tuần
Xem thêm