Thứ bảy, 04/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chờ đột phá thể chế từ tân Thủ tướng

Huỳnh Phan
- 08:52, 06/04/2021

(DNTO) - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên gọi ngay cho tôi khi vừa mới xuống sân bay Nội Bài, sau chuyến công tác vào Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài chúng tôi nói là về tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa được kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 14 thông qua.

Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh TL

Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh TL

PGS.TS Trần Đình Thiên kể rằng lần đầu tiên ông biết tên Phạm Minh Chính cách đây hơn 10 năm, năm 2009, khi ông viết lời bạt cho cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và Đột phá”, in tháng 5/2009 của 2 tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng (Nhà Xuất bản Sự thật).

PGS.TS Trần ĐìnhThiên đã thực sự ngỡ ngàng vì qui mô và vấn đề mà cuốn sách đề cập - kéo dài từ khi thành lập nước năm 1945 đến giai đoạn Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế toàn cầu (gia nhập WTO). Sách chủ yếu tập trung vào việc cải cách hệ thống thị trường và phương tiện kiểm soát tài chính tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường vàng và đô la Mỹ, cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhưng bất ngờ hơn cả là cuốn sách đó được viết bởi hai tác giả còn khá “xa lạ” trong làng kinh tế, nhất là tên “Phạm Minh Chính”, với cách tiếp cận đột phá mới mẻ và sự phân tích tình hình bài bản, hệ thống, nhưng lại rất đơn giản, rõ ràng.

“Cuốn sách này, cùng với một vài cuốn sách khác, chứng tỏ cần có cách tiếp cận mới, các công cụ mới và hệ tri thức mới để mổ xẻ, phân tích các quá trình thực tiễn. Bản thân cuốn sách được coi là một sự khởi động thật sự, rất đáng trân trọng cho quá trình đó. Đẩy mạnh hơn quá trình này là một cách, một nội dung hội nhập quốc tế - hội nhập khoa học, đồng thời là cách thúc đẩy sự phát triển trong hội nhập của nền kinh tế nước ta. Vì tất cả những lẽ đó là cuốn sách cần và nên đọc, PGS.TS Trần Đình Thiên đã viết như vậy năm 2009.

Một cái tên mới đã xuất hiện! PGS.TS Trần Đình Thiên lúc đó còn chưa biết tác giả Phạm Minh Chính là một sỹ quan công an.

PGS.TS Trần Đình Thiên có cơ hội gặp ông Phạm Minh Chính và trao đổi “học thuật” chính thức khoảng 3-4 tháng sau Đại hội Đảng lần thứ 11, khi ông nhận được thư mời của Tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính.

PGS.TS Trần Đình Thiên khá bất ngờ về qui mô và vấn đề mà cuốn sách đề cập. Ảnh TL

PGS.TS Trần Đình Thiên khá bất ngờ về qui mô và vấn đề mà cuốn sách đề cập. Ảnh TL

Vị thủ tướng biết tập hợp lực lượng

Cuộc nói chuyện “công việc” diễn ra chỉ trong khoảng nửa tiếng đồng hồ, ông Phạm Minh Chính mời ông PGS.TS Thiên trình bày những suy nghĩ của mình về hướng phát triển của Quảng Ninh.

PGS.TS Thiên nhớ lại, điều đặc biệt ấn tượng là chỉ sau 30 phút, các ý tưởng cơ bản về tầm nhìn, định hướng chiến lược “từ nâu sang xanh”, và hướng đột phá phát triển “vượt tầm” của Quảng Ninh mà ông nêu ra đã được ông Chính “nhất trí”.

Tất nhiên, sau này, như PGS.TS Thiên nói, giữa hai người còn nhiều cuộc gặp gỡ trao đổi, thảo luận, thậm chí tranh luận về các vấn đề phát triển của Quảng Ninh. Tuy nhiên cuộc gặp đầu tiên đã để lại ấn tượng đặc biệt – sự đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ về các vấn đề mà không chỉ tỉnh Quảng Ninh, mà cả đất nước này, đã trăn trở suốt nhiều năm, nhưng vẫn chưa lựa chọn được những giải pháp phát triển đúng tầm.

Sau này, hai người còn nhiều lần ngồi với nhau với mục đích duy nhất – làm sao để phát triển Quảng Ninh hiệu quả nhất, tận dụng tốt nhất lợi thế trời cho để đưa Quảng Ninh tiến vượt lên, cùng với cả nước, và vì cả nước.

Thành công của Quảng Ninh từ thời ông Chính đến nay rất nhiều, rất lớn, trong đó, ông Chính ghi dấu ấn rất mạnh, PGS.TS Thiên nhận xét. Nhưng hai thành công mang tính đột phá lớn nhất, ghi dấu ấn rõ nét nhất của Bí thư Phạm Minh Chính đối với Quảng Ninh, theo ông Thiên, là xây dựng ga hàng không quốc tế Vân Đồn và làm hàng loạt tuyến cao tốc.

Trong đó, thành công nhất là tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, tạo ra thế phát triển khác hẳn cho Quảng Ninh nói riêng, và Vùng Đông Bắc của Tổ quốc nói chung.

Trong dự án sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh đã không phải chờ tiền ngân sách nhà nước, và thường thì không biết chờ đợi đến bao giờ. Sân bay Vân Đồn đã được tư nhân xây dựng, Tập đoàn Sun Group, và là sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam.

Không chỉ có Sun Group, Bí thư Phạm Minh Chính đã biết lôi kéo các tập đoàn tư nhân lớn khác, như Vin Group, hay FLC, đầu tư vào Quảng Ninh, cùng phát triển với tập đoàn nhà nước như Vinacomin, tiếp tục phát triển Quảng Ninh.

“Sau khi Bí thư Phạm Minh Chính thôi Bí thư Quảng Ninh để chuyển lên làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ở nhiệm kỳ Đại hội Đảng 12, Quảng Ninh vẫn tiếp tục phát triển”, ông Thiên nói.

Tiến sĩ Vương Quân Hoàng, người cùng viết chung cuốn “Kinh tế Việt Nam – thăng trầm và đột phá” với ông Phạm Minh Chính, và một số cuốn kinh tế viết riêng khác nữa, lại cho rằng thành tích ở Quảng Ninh chỉ là kết quả gạt hái được, còn năng lực của ông bộc lộ sớm hơn rất nhiều.

“Tôi nghĩ đó là từ khi ông làm thư ký cho một thứ trưởng công an, và tài năng phát lộ rõ ràng khiến vị thứ trưởng này quyết định giúp ông phát triển”, TS Vương Quân Hoàng nói.

Cũng theo TS Vương Quân Hoàng, một trong những phẩm chất nổi trội nhất của ông Phạm Minh Chính là khả năng tập hợp những người tài để cùng nhau phấn đấu vì công việc chung. TS Vương Quân Hoàng, người đứng tên trong 150 bài báo khoa học đạt tiêu chuẩn ISI/Scopus, đặc biệt là 10 bài trong đăng các ấn phẩm của tạp chí thuộc danh giá nhất thế giới Nature, với tư cách người dẫn dắt tư tưởng, hiểu rõ rằng nếu muốn đi xa cần phải biết tập hợp lực lượng, và mỗi người làm một việc trong sự phối hợp nhịp nhàng với người cầm chịch, và với nhau.

Nhiều người cho biết, ông Phạm Minh Chính rất lắng nghe suy nghĩ của các chuyên gia giỏi và các bậc trí giả, mỗi khi cần triển khai một ý tưởng lớn. Đặc khu kinh tế Vân Đồn là một ví dụ cụ thể.

PGS.TS Trần Đình Thiên - người từng làm việc với tân Thủ tướng Phạm Minh Chính và cho rằng đó là cuộc làm việc để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Ảnh TL

PGS.TS Trần Đình Thiên - người từng làm việc với tân Thủ tướng Phạm Minh Chính và cho rằng đó là cuộc làm việc để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Ảnh TL

Đặc khu kinh tế Vân Đồn – dư luận còn chưa hiểu đầy đủ?

Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 5/2018, trước khi Quốc hội xem xét thông qua dự luật đặc khu kinh tế, với ba đặc khu là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (và cuối cùng không thông qua vì có nhiều luồng dư luận chưa đồng tình), Tiến sĩ Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới cho biết:

“Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh Phạm Minh Chính (khóa trước) đã rất hăng say về chuyện xây dựng ĐKKT ở Vân Đồn. Ông đã không ít lần cử người đến gặp tôi để trao đổi ý kiến về ĐKKT ở Vân Đồn. Ông cũng cho tổ chức không ít hội thảo về đề tài này, và lần nào cũng mời tôi tham dự. Đề án ĐKKT của Vân Đồn do chính ông chỉ đạo viết, và chính ông trực tiếp trình bày với Bộ Chính trị, và được chấp thuận.”

PGS.TS Trần Đình Thiên, người cũng trực tiếp tham gia đề án này với ông Phạm Minh Chính, lại nói rằng: “Đề án của ông Phạm Minh Chính đề xuất có nhiều điểm khác so với những điểm được nêu ra trong bản Dự thảo Luật Đặc khu được đề nghị Quốc hội thông qua.”

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, để xây dựng đề án này, ông Phạm Minh Chính đã đi nhiều nước, có Dubai, hay Indonesia, xem xét những cái hay của ĐKKT. Ông muốn kết hợp những cái hay nhất của các ĐKKT trên thế giới ở Vân Đồn, mà điều quan trọng nhất là ưu tiên về mặt thể chế để tạo ra sự đột phá, xây dựng thể chế hiện đại cho đặc khu để thu hút các nhà đầu tư hàng đầu thế giới. 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
3 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
3 tuần
Xem thêm