Thứ ba, 17/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Vì sao hình phạt không có giá trị răn đe?

Lương Gia Cát Tường
- 09:05, 07/09/2024

(DNTO) - Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp bảo mẫu bạo hành trẻ em bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù, thậm chí tù chung thân. Nhưng vì sao hình phạt vẫn không có giá trị răn đe?

Liên tiếp xảy ra các vụ bạo hành trẻ em trong các cơ sở, cá nhân nuôi giữ trẻ tư nhân

Ngày 4/9, trong khi vụ mái ấm Hoa Hồng đang làm rúng động dư luận thì tại Tòa án Nhân dân TP.HCM, Tòa Gia đình và người chưa thành niên đã tuyên phạt bị cáo Võ Thị Mỹ Linh (31 tuổi, quê Đồng Tháp) mức án tù chung thân về tội Giết người.

Theo cáo trạng, bản thân Linh không có kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ, không được cơ quan chức năng cấp phép về việc giữ trẻ. Nhưng do không có việc làm, để kiếm thu nhập, Linh đăng thông báo trên Facebook nhận giữ trẻ tại căn hộ ở chung cư Lê Thành, phường Tân Tạo, quận Bình Tân.

Bị cáo Võ Thị Mỹ Linh bị lĩnh án chung thân. Ảnh: Internet

Bị cáo Võ Thị Mỹ Linh bị lĩnh án chung thân. Ảnh: Internet

Vụ việc xảy ra vào ngày 10/1/2023, do cháu H.A., 6 tháng tuổi, quấy khóc khi thay tã, Linh đã đánh vào đỉnh đầu cháu nhiều lần. Sau đó, thấy cháu có biểu hiện tím tái và ngất, Linh báo người nhà đưa cháu đi cấp cứu. Sau 7 tháng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TP, đến ngày 25/8/2023, cháu bé tử vong.

Một ngày sau, ngày 5/9, Công an TP. Pleiku (Gia Lai) vào vụ xác minh, làm rõ nguyên nhân khiến một bé trai 5 tuổi tử vong tại cơ sở nuôi giữ trẻ ở số nhà 57 Trần Nhật Duật, TP. Pleiku. Cháu là trẻ khuyết tật bị thiểu năng, không nói được. Bước đầu, cơ quan công an xác định nguyên nhân trẻ tử vong do bị bạo hành. Đối tượng bạo hành là người của cơ sở giữ trẻ này đã thừa nhận hành vi của mình.

Bị luật pháp xử nghiêm minh

Bạo hành trẻ em mà kẻ thủ ác là các bảo mẫu thời gian gần đây đang có dấu hiệu gia tăng, để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng và tác động hết sức tiêu cực đến đời sống xã hội. 

Ngày 15/3/2023, Toà án Nhân dân TP Đà Lạt đã tuyên bị cáo Vương Nhật Thảo Vy (28 tuổi) mức án 2 năm tù và Huỳnh Thị Thanh Hằng (27 tuổi) 1 năm 6 tháng tù về tội hành hạ người khác. Theo cáo trạng, trong quá trình trông coi cháu L., 2 tuổi, hai bị cáo đã nhiều lần hành hạ nạn nhân dẫn đến chấn thương sọ não, giập phổi và tử vong.

Tiếp theo, ngày 25/8/2023, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị An (30 tuổi) mức án tù chung thân, Nguyễn Thị Lành (31 tuổi, cùng trú tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội) 20 năm tù cùng về tội Giết người. Bị cáo An và Lành là hai bảo mẫu có hành vi bạo hành gây ra cái chết cho bé trai P.T.Đ. (17 tháng tuổi, trú Thường Tín, Hà Nội).

Chưa đầy 1 tháng sau, ngày 6/9/2023, hai vợ chồng Hoàng Thế Vũ (SN 1994, trú tại xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì) cùng vợ là Đoàn Diệu Linh (SN 1996) bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt lần lượt các mức án 15 và 16 năm tù về tội “Giết người”. Theo cáo trạng, Vũ và Linh thuê trọ tại một ngôi nhà trong ngõ phố Xã Đàn, phường Phương Liên, Đống Đa, để làm thuê và nhận trông trẻ sơ sinh. Hai bị cáo đã nhiều lần bạo hành cháu gái 18 tháng tuổi, bằng cách đánh đập, nhét giẻ, dán băng dính vào miệng, cuốn chăn quanh người và dùng dây trói chân đứa bé trong nhiều ngày.

Bị cáo An (phải) lãnh án chung thân. Bị cáo Lành 20 năm tù giam. Ảnh: Internet

Bị cáo An (phải) lãnh án chung thân. Bị cáo Lành 20 năm tù giam. Ảnh: Internet

Nhiều án chung thân nhưng vẫn không thể răn đe?

Bạo hành trẻ em là vấn nạn nhức nhối trong xã hội. Hậu quả không chỉ làm các em đau đớn thể xác mà còn khiến trẻ bị tổn thương sâu sắc về tâm hồn. Vì thế, hành vi bạo hành trẻ em cần bị pháp luật xử lý nghiêm minh.

Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp bảo mẫu bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù, thậm chí tù chung thân. Nhưng vì sao hình phạt nghiêm minh vẫn không thể răn đe người khác? Vì sao người ta thấy vết xe đổ vẫn tiếp tục dẫm vào?

Có thể vì chúng ta chỉ giải quyết cái ngọn mà không tận diệt từ gốc.

Vì sao ngày càng có nhiều trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, bị bỏ rơi? Đây là vấn đề xã hội liên quan đến nhận thức, giáo dục, lối sống, hoàn cảnh, hành vi đạo đức, đặc biệt là nền tảng gia đình. Rất cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội mới có thể giải quyết được vấn đề cốt lõi này. 

Trong trường hợp hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em cần thiết phải xã hội hóa thì phải thật nghiêm túc, trong sáng trong việc cấp phép thành lập cơ sở; Ràng buộc bằng các quy định nghiêm ngặt của chính quyền, của các đơn vị chức năng; Giám sát chặt chẽ và thường xuyên trong quá trình cơ sở hoạt động về nhân sự, về việc chấp hành các quy định, về các nguồn thu chi, đặc biệt là trong công tác bảo vệ, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em...

Mái ấm Hoa Hồng: Trách nhiệm giám sát, quản lý còn bỏ ngỏ. Ảnh: Internet

Mái ấm Hoa Hồng: Trách nhiệm giám sát, quản lý còn bỏ ngỏ. Ảnh: Internet

Trong vụ việc Mái ấm Hoa Hồng, rõ ràng trách nhiệm giám sát, quản lý đã bị bỏ ngỏ. Đơn cử chỉ một việc, cơ sở này được cấp phép chăm sóc, nuôi dưỡng 39 trẻ nhưng ở thời điểm kiểm tra, số trẻ nhiều gấp đôi. 

Thực tiễn cho thấy hầu hết vụ việc được phát hiện liên quan đến bạo hành trẻ em đều diễn ra ở các cơ sở tư nhân, nơi các bảo mẫu hầu như không được đào tạo bài bản. Vì thế, cần thiết mở các lớp đào tạo ngắn hạn ngoài các trường sư phạm để cung cấp bảo mẫu phục vụ nhu cầu cho các cơ sở, cá nhân nuôi dưỡng chăm sóc trẻ. Khi gửi con, các bố mẹ nhất thiết yêu cầu được xem giấy phép hành nghề của bảo mẫu.  

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Mới đây, Mrs United Nations Nguyễn Như Quỳnh- Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông Q-Talent đã chính thức nhận được lời mời làm Giám khảo cuộc thi Miss Tourism World Canada được tổ chức vào tháng 10 tới tại Canada và Giám khảo cuộc thi Miss Universe India được tổ chức vào cuối tháng 9 tại Ấn Độ.
5 giờ
Văn hoá - Xã hội
Ngày 14/9/2024 (nhằm ngày 13 tháng 8 âm lịch), ngành sân khấu Việt Nam tổ chức lễ giỗ Tổ nghề Sân khấu truyền thống với sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ, diễn viên và người hâm mộ nghệ thuật trên cả nước.
9 giờ
Văn hoá - Xã hội
Bên cạnh những cá nhân và tập thể được vinh danh cũng như các thành tựu và giá trị đã đạt được, Cánh diều năm nay tiếp tục có nhiều đổi mới đáng ghi nhận trong hệ thống giải thưởng lẫn dành cho những người quan tâm đến phim ảnh.
10 giờ
Văn hoá - Xã hội
Ngày 13 và 14/9 vừa qua, Hoa hậu Đỗ Thị Hà đã gấp rút lên đường đến các tỉnh phía Bắc để hỗ trợ và động viên tinh thần bà con chịu thiệt hại sau cơn bão Yagi. Cô xót xa trước sự thất thần của người dân, nhiều gia đình mất trắng tài sản.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Chương trình vận động góp sức ‘Hướng về miền Bắc’ diễn ra tại Nhà thiếu nhi TP.HCM đã quyên được 9,3 tỷ đồng từ các cá nhân và tập thể.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ban tổ chức Hoa hậu Hoàn cầu Việt Nam (The Miss Global Vietnam) vừa thông báo tiết giảm quy mô tổ chức để kêu gọi gây quỹ ủng hộ đồng bào vùng lũ.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Yêu thương, đùm bọc cùng nhau vượt qua khó khăn mỗi khi bị thiên tai địch họa đó là phẩm chất, là truyền thống văn hóa của dân tộc. Điều đó thể hiện rõ nét nhất qua mấy năm đại dịch Covid-19. Và hôm nay, giữa cơn bão Yagi tàn phá dữ dội, tinh thần tương thân tương ái của người Việt lại càng được khẳng định. Đặc biệt là tấm lòng của người dân từ lá phổi Sài Gòn hướng về trái tim Hà Nội.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Dù vừa ra mắt cách đây không lâu, phim Hai Muối không chỉ chinh phục người xem mà còn cả hội đồng bình chọn để mang về Cánh diều vàng hạng mục "Nam diễn viên xuất sắc phim điện ảnh" cho nghệ sĩ Quyền Linh. Đây như một phần thưởng cho nỗ lực quay trở lại nghệ thuật của anh sau nhiều năm vắng bóng điện ảnh.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Luật Hôn nhân - Gia đình, Luật Trẻ em và các văn bản pháp luật có liên quan đều quy định trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, con của bố mẹ. Kèm theo là chế tài xử phạt bố mẹ cố ý bỏ rơi con… Thế nhưng tình trạng sinh con ra rồi vứt bỏ vẫn liên tục xảy ra. Số trẻ em này hầu hết rơi vào các mái ấm tư nhân. Đây chính là món mồi béo bở để một số mái ấm trục lợi.    
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Trẻ em bị bạo hành, không lạ, không hiếm. Hiện tượng ở Mái ấm Hoa Hồng chỉ là một giọt nước làm tràn ly khiến cho vụ việc bị đẩy lên đến đỉnh điểm của mọi cảm xúc. Nó mở ra nhiều góc khuất cần đem ra mổ xẻ. Trong đó có việc biết mà không tố cáo của những người xung quanh, thậm chí của ngay cả người thân trong gia đình.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp bảo mẫu bạo hành trẻ em bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù, thậm chí tù chung thân. Nhưng vì sao hình phạt vẫn không có giá trị răn đe?
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Trong ngày lễ khai giảng đầu năm học mới 2024-2025, cũng là năm học đầu tiên của Trường tiểu học Hiểu về trái tim Đak Nông, nam diễn viên - doanh nhân Chi Bảo xúc động bày tỏ lòng biết ơn công sức của bạn bè, mạnh thường quân đã đồng hành xây dựng ngôi trường cho trẻ em bất hạnh, khó khăn.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Bạo hành trẻ em từ lâu được xem là tội ác trời không dung đất không tha. Thủ phạm không chỉ bị dư luận xã hội lên án, mà còn bị luật pháp trừng trị “kịp thời, thích đáng có tính chất răn đe…”. Nhưng bạo hành trẻ em vì sao vẫn ngang nhiên tiếp diễn? Ai có thể trả lời được câu hỏi này?
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Đó là chia sẻ của Thạc sĩ Bác sĩ Võ Thành Trung - Phó giám đốc Trung tâm Thẩm mỹ Quốc tế, Bệnh viện Trung ương Huế, CEO - Viện thẩm mỹ La Ratio.  
1 tuần
Xem thêm