Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng chủ trì Hội nghị vực dậy ngành du lịch

Thạch Hương
- 09:06, 15/11/2023

(DNTO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị, góp phần quan trọng vào tạo việc làm, sinh kế cho người dân, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP

Phát biểu khai mạc Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững, sáng 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đây là hội nghị chuyên đề về phát triển du lịch thứ hai được tổ chức trong năm 2023. Hội nghị được tổ chức trong không khí cả nước đang nỗ lực thực hiện đạt cao nhất các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2023, tạo đà cho những kết quả tốt hơn trong năm 2024; và cũng là giai đoạn đầu của mùa du lịch cuối năm (thường từ tháng 10 hằng năm đến tháng 3 năm sau).

"Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, nội lực chưa lớn, sức chống chịu và khả năng thích ứng còn hạn chế và với độ mở nền kinh tế lớn nên chịu tác động nhiều bởi diễn biến tình hình thế giới. Bên cạnh những khó khăn, chúng ta cũng có không ít thời cơ và thuận lợi. Vấn đề là phải cùng nhau khai thác tốt nhất các cơ hội, nhận diện, hóa giải khó khăn, vượt qua thách thức", Thủ tướng nói.

Du lịch Việt Nam trong 10 tháng qua có khởi sắc hơn, đến hết tháng 10/2023, tổng lượng khách du lịch quốc tế đạt khoảng 10 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 99 triệu lượt.

Tuy nhiên, khách du lịch quốc tế 10 tháng năm 2023 mới chỉ bằng 69% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước đại dịch). Khách du lịch nội địa, sau giai đoạn tăng trưởng mạnh trong năm 2022, đang có dấu hiệu chững lại. Ngành du lịch phải đối mặt với nhiều thách thức, vướng mắc, nhiều vấn đề kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ chưa giải quyết được.

Thủ tướng nhấn mạnh, để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đón ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, đến năm 2030 đón 50 triệu lượt khách quốc tế, 160 triệu lượt khách nội địa, du lịch Việt Nam cần thực sự đổi mới tư duy, cách làm với các biện pháp sáng tạo, đột phá, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện "liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, hợp tác toàn diện".

Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Hội nghị trao đổi, thảo luận để tìm được lời giải cho các bài toán ngắn hạn, dài hạn; tìm ra những câu trả lời cho một số vấn đề trọng tâm để ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Cần nhận diện thời cơ và thách thức của du lịch Việt Nam. Các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chuyên gia và từng bộ, ngành, địa phương cùng nhau trao đổi, đề xuất giải pháp đột phá, cụ thể, khả thi để tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững.

Trong đó, tập trung nêu rõ những vấn đề thể chế, cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng, thương hiệu, đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao năng lực quản trị của quốc gia, của từng địa phương và từng doanh nghiệp phù hợp với điều kiện mới, công tác phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong ngành du lịch và doanh nghiệp ngoài ngành du lịch...

Đề xuất miễn thị thực ngắn hạn cho khách du lịch từ một số thị trường tiềm năng

Tại Hội nghị, báo cáo đánh giá về thực trạng hoạt động du lịch thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, cho biết trong 10 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 10 triệu lượt (hơn 9,998 triệu lượt), tăng gấp 4,6 lần so với cùng kỳ năm trước, vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm; khách nội địa đạt 98,7 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt 582,6 nghìn tỷ đồng.

Bộ VHTT&DL đề xuất miễn thị thực ngắn hạn cho khách du lịch từ một số thị trường tiềm năng, quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ... nhằm kích cầu du lịch. Ảnh minh họa

Bộ VHTT&DL đề xuất miễn thị thực ngắn hạn cho khách du lịch từ một số thị trường tiềm năng, quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ... nhằm kích cầu du lịch. Ảnh minh họa

Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, du lịch là một điểm sáng trong phục hồi nền kinh tế, kết quả phục hồi du lịch có tác động lan tỏa tới nhiều lĩnh vực, góp phần cải thiện ba động lực tăng trưởng của nền kinh tế là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng... 

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phục hồi tương đối chậm. Nguyên nhân của hạn chế này là một số thị trường trọng điểm truyền thống mở cửa từng bước, chưa lấy lại tốc độ tăng trưởng như trước đại dịch; công tác kết nối, khai thác các thị trường mới, thị trường tiềm năng còn chậm, gặp nhiều khó khăn; xu hướng lựa chọn các điểm đến gần thay vì lựa chọn điểm đến có khoảng cách xa của một số thị trường trọng điểm của Việt Nam; việc chậm kết nối, chậm khôi phục tần suất các đường bay quốc tế như trước dịch Covid-19...

Giải pháp được Bộ trưởng Hùng đưa ra thời gian tới nhằm khắc phục các khó khăn, tạo ra đột phá trong phục hồi và phát triển du lịch là tiếp tục tăng cường phối hợp liên ngành, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hơn nữa cho việc phục hồi, phát triển du lịch.

"Nghiên cứu đề xuất miễn thị thực ngắn hạn cho khách du lịch từ một số thị trường tiềm năng, quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ... nhằm kích cầu du lịch, đặc biệt là vào mùa thấp điểm. Mở rộng miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, chi tiêu du lịch lớn như Australia, Canada, Mỹ, các nước còn lại trong Liên minh châu Âu...", Bộ trưởng Hùng nói.

Bên cạnh đó xem xét, thí điểm việc cấp thị thực tại cửa khẩu trên cơ sở xét duyệt nhân sự tại chỗ cho khách du lịch quốc tế. Thí điểm cấp thị thực dài hạn (3 năm, 5 năm) để thu hút các phân khúc thị trường khách du lịch cao cấp, khách nghỉ hưu; tối ưu hóa, đơn giản hoá quy trình xin cấp thị thực điện tử, đảm bảo giao diện trang web đơn giản, dễ thao tác, hiển thị thông báo cụ thể về thời gian trả kết quả thị thực.

Đặc biệt, tiếp tục tăng cường hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, các hãng hàng không quốc tế hàng đầu để xúc tiến mở các đường bay mới và tăng tần suất các chuyến bay thẳng hiện có giữa các địa bàn trọng điểm du lịch của Việt Nam và các thành phố cấp 1, cấp 2 của các thị trường khách du lịch mục tiêu.

Thúc đẩy hợp tác giữa ngành hàng không và ngành du lịch theo tinh thần "lợi ích thì hài hòa, khó khăn thì chia sẻ", mang lại lợi ích lâu dài cho tất cả các bên liên quan (về vấn đề giá vé máy bay); sớm thực hiện điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất những năm tới theo tinh thần Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị, giúp các doanh nghiệp du lịch giảm chi phí đầu vào trong bối cảnh còn nhiều khó khăn hiện nay; đề xuất kéo dài thời gian nộp thuế VAT thêm 12 - 24 tháng, hoãn thời gian nộp tiền thuê đất; xem xét, giảm lãi suất ngân hàng cho các khoản vay của doanh nghiệp du lịch theo nguyên tắc lãi suất cho vay không cao quá 3% so với lãi suất gửi. Nới lỏng quy định cho vay của các ngân hàng thương mại cho các khoản vay vốn lưu động. Gia hạn các khoản vay bị tác động trực tiếp bởi đại dịch Covid-19. 

Nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đêm, du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch bền vững, du lịch MICE, du lịch gắn với công nghiệp văn hóa và công nghiệp sáng tạo; đề xuất các chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch quốc tế; chính sách thuế đất phù hợp đối với các khu du lịch; chính sách ưu tiên phát triển hạ tầng gắn với du lịch, khuyến khích hợp tác công - tư trong đầu tư và vận hành sân bay, bến cảng du lịch; các chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các công viên chủ đề, công trình văn hóa, tổ hợp vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại, dịch vụ bán lẻ...

Đại diện Tập đoàn Vingroup đề xuất 5 giải pháp đưa ngành du lịch Việt khởi sắc: Thứ nhất, cần có chính sách miễn visa linh hoạt, miễn visa cho một số thị trường chủ lực trong một số giai đoạn ngắn hạn theo chiến lược phát triển du lịch quốc gia.

Thứ hai, cần nghiêm túc xây dựng kế hoạch hành động du lịch xanh – bền vững quốc gia và hành động để đạt được các tiêu chuẩn toàn cầu của Hội đồng Du lịch bền vững toàn cầu (GSTC) cho các cơ sở du lịch, khách sạn... Đây là một trong những chỉ số được du khách từ các nước phát triển đặt biệt đánh giá cao trong việc lựa chọn điểm đến.

Thứ ba, cần nâng cao tỉ lệ số hóa, tự động hóa ở các cảng hàng không nhằm mang đến sự thuận tiện, nhanh chóng và thoải mái cho du khách trong thủ tục xuất nhập cảnh.

Thứ tư, xã hội hóa nguồn vốn cho các quỹ đầu tư phát triển du lịch với các dự án trọng điểm tập trung theo chiến lược điểm đến của các địa phương du lịch lớn của quốc gia.

Thứ năm, cần có chính sách liên quan đến thuế để gia tăng sức mạnh cạnh tranh của dịch vụ ngành du lịch.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Sovico Holdings bày tỏ: Hãy để Việt Nam thành điểm đến của du lịch quốc tế đầy bản sắc về văn hoá, ẩm thực, nghỉ dưỡng… Tạo điều kiện để hàng không thu hút nhanh nhất, ngay dịp tháng 12/2023 và đầu năm 2024, đưa du lịch, giao thương, đầu tư quốc tế đến Việt Nam, đến tất cả các sân bay quốc tế: Phú Quóc, Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt, Vân Đồn, Hải Phòng, Huế…, bên cạnh TP.HCM, Hà Nội. Trong nước phát động chương trình hành động quốc gia đẩy mạnh du lịch tới các sân bay, các điểm đến địa phương.

Đề xuất Chính phủ, các bộ tiếp tục thúc đẩy các đàm phán, hiệp định song phương, đa phương với các quốc gia để có các chính sách thuận lợi hơn về thị thực (visa), hỗ trợ các hoạt động mở đường bay mới thúc đẩy nhu cầu của người dân, du khách.

"Chúng tôi sẵn sàng đưa ra các sáng kiến phát triển du lịch trên nền tảng giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống Việt Nam và tinh thần sáng tạo của thời đại mới. Xây dựng các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam ở tầm quốc gia", bà Thảo nói.

Đầu tư vào công nghệ, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào các hoạt động quản lý xuất nhập cảnh, cấp e-visa nhanh chóng và thuận tiện cho du khách quốc tế.

Trong bối cảnh còn rất nhiều thách thức đối với cả ngành du lịch, hàng không, rất mong Chính phủ tiếp tục có các hỗ trợ về thuế môi trường đối với xăng dầu, giảm phí cho các đường bay quốc tế mới, ngành ngân hàng giảm lãi suất cho hàng không, khách sạn, du lịch.

Đề xuất có các chính sách hỗ trợ về phát triển đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam, chính sách quản lý slot bay, quản lý hoạt động khai thác tại các Cảng hàng không để tăng năng lực thông qua các cảng hàng không.

Phát triển hoạt động đào tạo, nhất là đào tạo nghề và tăng năng suất, chất lượng trong dịch vụ du lịch...

Bà Nguyễn Thái Hoài Anh, Phó Giám đốc đối ngoại tập đoàn Sun Group đề xuất một số kiến nghị: Thứ nhất, về công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ra quốc tế, Bộ VHTT&DL và Bộ Ngoại giao, cơ quan truyền thông đẩy mạnh quảng bá du lịch thông qua các hội nghị xúc tiến tới những thị trường trọng điểm. Bộ VHTT&DL cần ưu tiên ngân sách cho công tác này. Đồng thời, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hàng không tích cực quảng bá hình ảnh du lịch Việt nam tại thị trường trọng điểm như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Bắc Mỹ,…Theo Sun Group, ngân sách quảng báo du lịch Việt Nam hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển.

Thứ hai, về tăng cường hợp tác hàng không, đề xuất Bộ Giao thông vận tải, Bộ Ngoại giao, Bộ VHTT&DL thúc đẩy công tác mở rộng thị trường, hợp tác với các quốc gia, các hãng hàng không, mở thêm đường bay, đặc biệt ở các thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia… Đồng thời, mở lại các đường bay thẳng, đón dòng khách từ Nga và các quốc gia Đông Âu.

Thứ ba, đề xuất Chính phủ mở rộng miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, chi tiêu cho du lịch lớn và thời gian lưu trú dài hạn như Australia, Canada, Mỹ, các nước còn lại thuộc EU và một số nước khu vực Trung Đông như Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Saudi Arabia, Kuwait…

Cuối cùng, về bất động sản nghỉ dưỡng đối với người nước ngoài, theo quy định hiện hành, người nước ngoài chỉ được mua nhà ở, chưa được mua các hình thức khác như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng trong khi nhu cầu thực tế là có. Trong khi các quốc gia trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan… loại hình này đang phát triển khá mạnh mẽ, thu hút nguồn đầu tư khá ổn định. Các dự án bất động sản nghỉ dưỡng được đầu tư bài bản sẽ góp phần thu hút lượng khách lớn tới Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng, trải nghiệm, khám phá, giải trí. Từ đó, du khách quốc tế sẽ có thời gian lưu trú dài ngày hơn, chi tiêu nhiều hơn, quay trở lại nhiều lần và mở ra những cơ hội đầu tư lớn.

Bên cạnh đó, việc mở rộng đối tượng mua bất động sản nghỉ dưỡng là người nước ngoài sẽ thu hút lượng ngoại tệ lớn; góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam thân thiện, yên bình, đáng sống ra thế giới. Vì vậy, Sun Group cần xây dựng chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài và bất động sản nghỉ dưỡng, giúp tăng trưởng kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Khi xây dựng cơ chế, chính sách, cần lưu ý cụ thể từ khâu điều kiện mua, quy định thanh toán, loại hình kinh doanh, chuyển lợi nhuận…

 

Tin khác

Du lịch
Ngày 25/10, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist đón hơn 3.000 du khách quốc tế đến từ tàu Celebrity Millennium cập cảng Chân Mây (Huế) và tàu sẽ tiếp tục cập cảng Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) vào sáng 27/10.
3 tuần
Du lịch
Ngành du lịch và khách sạn đang phát triển mạnh mẽ, theo đó, việc đầu tư vào giáo dục chuyên nghiệp, chất lượng cao không chỉ mở ra cơ hội cho người học mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trên trường quốc tế.
1 tháng
Du lịch
Ngành du lịch và dịch vụ khách sạn toàn cầu đang bùng nổ mạnh mẽ. Theo đó, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao với kỹ năng chuyên môn vượt trội ngày càng trở nên cấp thiết.
2 tháng
Du lịch
Ngành du lịch và khách sạn đang tăng trưởng nhanh khi nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập. Nhu cầu nhân lực chất lượng cao với kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trong quản trị du lịch khách sạn ngày càng lớn.
2 tháng
Du lịch
Nhằm đẩy mạnh hợp tác để cung cấp các chương trình học chuẩn quốc tế, và đem đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên, Trường Trung cấp nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn Phú Quốc (Hotel Academy Việt Nam – VET by EHL) đã hợp tác với trường EHL,Thụy Sĩ - trường đào tạo ngành du lịch khách sạn hàng đầu thế giới.  
2 tháng
Du lịch
Tạm xa chốn đông người đầy huyên náo vào mùa cao điểm du lịch, nhiều người chọn “du lịch trái mùa” - mùa thấp điểm (khoảng từ tháng 9 đến tháng 11). Tuy nhiên, dù thuận mùa hay trái mùa, các điểm đến vẫn có nhiều nét đặc sắc riêng làm say lòng du khách…
2 tháng
Du lịch
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm thành lập thương hiệu Saigontourist, ngày 1/8, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist đã tổ chức “Lễ công bố danh hiệu Travelife Partner và Tuyên bố ủng hộ chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật tại Việt Nam”.
3 tháng
Du lịch
Cung đường về NovaWorld Phan Thiet thêm nhộn nhịp khi vào ngày 5/7, tại 2Bis Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, Nova Service Group chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến xe TP.HCM –  NovaWorld Phan Thiet.
4 tháng
Du lịch
Tối 29/5, Ban Tổ chức Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2024 đã tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc lễ hội với điểm nhấn là chương trình nghệ thuật đặc biệt “Dòng sông kể chuyện, mùa 2 - Chuyến tàu huyền thoại”. Đây là vở đại nhạc kịch ngoài trời lần đầu tiên diễn ra trên sông Sài Gòn, tái hiện các câu chuyện lịch sử thông qua ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc.
5 tháng
Du lịch
Trong hành trình phát triển và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch và khách sạn, việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác chiến lược là không thể thiếu. Với tinh thần đó, ngày 25/4, Hotel Academy Việt Nam và Khách sạn Melia Vinpearl Phú Quốc đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược.
6 tháng
Du lịch
Việc liên tục cho ra mắt các sản phẩm mới đối với các đơn vị khai thác du lịch Nha Trang vẫn là trọng điểm cho du lịch hè 2024 để đón đầu các lượt khách ghé thăm. 
7 tháng
Du lịch
Ngày 10/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Du lịch Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp với UBND 2 huyện Đắk Hà, Tu Mơ Rông (Kon Tum), tổ chức lễ khai giảng "Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024".
7 tháng
Tài chính - Thị Trường
Hiện sắp vào mùa cao điểm, giá vé máy bay nội địa tăng cao đã khiến nhiều doanh nghiệp du lịch gặp áp lực.
7 tháng
Du lịch
Ngày 6/4, tại TP. Hồ Chí Minh, CityLand Group đã chính thức khai trương khách sạn The HUB by Hotel Academy Việt Nam tại 66A, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP. HCM. Cùng với The HUB tại Phú Quốc, đây là khách sạn thứ 2 trong hệ thống The HUB của Hotel Academy Việt Nam do CityLand phát triển và vận hành.
7 tháng
Du lịch
Tối 6/4, Du thuyền Ambassador đã tổ chức bữa tiệc chào hè với màn bắn pháo hoa trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Được biết, đây sẽ là hoạt động tổ chức hàng ngày trên du thuyền trong hải trình hè 2024. 
7 tháng
Xem thêm