Thứ tư, 02/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nguy cơ siêu chu kỳ tăng giá hàng hoá, ngành nào sẽ gặp khó?

Diễm Ngọc
- 09:10, 22/05/2021

(DNTO) - Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, giá cả trên thế giới biến động theo quy luật cung cầu và hiện nay nguy cơ lạm phát là hiện hữu...

Tác động từ các biện pháp kích thích kinh tế

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng và nhiều thời điểm, nhiều khu vực gần như tê liệt sản xuất đã khiến giá các loại hàng hóa nguyên liệu thô như đồng, quặng sắt và dầu thô giảm mạnh.

Tuy nhiên, bước sang 2021, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu thô đang tăng trở lại. Trong đó, giá đồng, nguyên liệu vô cùng quan trọng phản ánh nền kinh tế phục hồi hay suy thoái, đã đạt mức cao nhất trong 10 năm qua. Tương tự, giá dầu thô cũng đạt mức cao nhất trong vòng một năm qua. Trên thực tế, nhu cầu sử dụng dầu luôn tỷ lệ thuận với sự phục hồi kinh tế. Chẳng hạn, giá dầu thô WTI đã giảm tới 37,6 USD/thùng trong năm 2020 khi kinh tế suy thoái, nhưng gần đây đã vượt qua 60 USD/thùng.

Giá cả hàng hoá tăng là tin tốt đối với thị trường, nhưng với những quốc gia phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu thô nhập khẩu, thì xu hướng này có thể tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế

Giá cả hàng hoá tăng là tin tốt đối với thị trường, nhưng với những quốc gia phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu thô nhập khẩu, thì xu hướng này có thể tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế

Các bước tăng giá của những mặt hàng nguyên liệu thô quan trọng, đã phản ánh phần nào hiệu quả của các kế hoạch kích thích kinh tế, như gói kích thích khổng lồ của Mỹ đầu tư vào các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường, hay chính sách kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc của Seoul... Trên hết, nền kinh tế toàn cầu đã bắt đầu phục hồi, dù chậm.

Bên cạnh giá kim loại và dầu mỏ, giá nông sản cũng theo đà đi lên. Tuy vậy, một số nhà phân tích cho rằng giá nguyên liệu thô tăng là dấu hiệu của phục hồi kinh tế, một số khác lại nhận định nguồn thanh khoản dồi dào trên thị trường do Chính phủ các nước tích cực bơm tiền để cứu vãn nền kinh tế mới là nguyên nhân khiến giá cả leo thang, kéo theo nguy cơ lạm phát.

Ngoài ra, vaccine Covid-19 cũng đang mang đến niềm hy vọng phục hồi kinh tế nhanh hơn, góp phần thúc đẩy giá cả hàng hoá trên thị trường.

Theo một báo cáo, các ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và JP Morgan cùng chung nhận định rằng một siêu chu kỳ tăng giá hàng hóa dài hạn đã bắt đầu. Căn cứ của các định chế tài chính này khi đưa ra nhận định là 6 yếu tố như: Phục hồi kinh tế, nới lỏng định lượng, các kế hoạch kích thích kinh tế, giá trị đồng đô la Mỹ giảm, lạm phát và chính sách thân thiện với môi trường.

Các kinh tế gia cũng có quan điểm riêng. Ông Kim Gwang-seok, Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế và công nghiệp Hàn Quốc lại cho rằng, rất khó dự đoán yếu tố phục hồi kinh tế có thể tạo ra siêu chu kỳ tăng giá hàng hóa từ hôm nay, bởi giai đoạn phục hồi kinh tế lần này là một hiện tượng nhất thời chứ sẽ không kéo dài tới 10 hay 20 năm. Ngân hàng Trung ương các nước cũng không thể cắt giảm lãi suất cơ bản liên tục, hiện đang ở ngưỡng 0%, mà thay vào đó sẽ giảm dần nới lỏng định lượng, nên yếu tố này cũng không phải là một giải pháp lâu dài để thúc đẩy siêu chu kỳ tăng giá. 

“Dù các nước thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế đến năm 2022, nhưng sau đó tình hình sẽ khác đi. Xu hướng đồng đô la Mỹ suy yếu cũng có thể xảy ra trong cùng giai đoạn chứ không phải lâu dài. Tóm lại, tôi cho rằng xu hướng tăng giá hàng hóa sẽ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, thay vì tạo nên một siêu chu kỳ”, ông Kim Gwang-seok nhận định.

Lạm phát và siêu khan hiếm hàng hóa có xảy ra?

Giá cả hàng hóa tăng sẽ là tin tốt với ngành công nghiệp thép, đóng tàu, vận tải biển và lọc dầu, bởi điều này đồng nghĩa nhu cầu tăng, các ngành liên quan được kỳ vọng cải thiện hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, với những quốc gia phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu thô nhập khẩu, thì xu hướng này có thể tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế. Giá nguyên liệu đầu vào tăng khiến chi phí sản xuất và giá cả sinh hoạt tăng theo. Các nhà xuất khẩu có thể mất đi lợi thế cạnh tranh về giá, điều này có tác động trực tiếp đến chi tiêu của người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Chính vì vậy, khi giá cả hàng hóa tăng được chào đón như một tín hiệu phục hồi kinh tế thì vẫn khiến nhiều người lo ngại về lạm phát.

Theo đó, lạm phát có thể mang lại hiệu ứng tích cực, phản ánh nhu cầu và sự kỳ vọng phục hồi kinh tế tăng, lại cũng có thể mang nghĩa tiêu cực nếu chi phí tăng trong khi nguồn cung giảm. Chính phủ các nước trên thế giới dự kiến sẽ chấp nhận lạm phát ở một mức độ nhất định để giúp nền kinh tế nhanh chóng phục hồi, vượt qua cú sốc từ đại dịch.

Quặng sắt - thành phần quan trọng trong sản xuất thép, gỗ đều đạt mức giá cao kỷ lục trong tuần đầu tháng 5.

Quặng sắt - thành phần quan trọng trong sản xuất thép, gỗ đều đạt mức giá cao kỷ lục trong tuần đầu tháng 5.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, giá cả trên thế giới biến động theo quy luật cung cầu và hiện nay nguy cơ lạm phát là hiện hữu. Một số nền kinh tế muốn thúc đẩy tăng trưởng nên họ phải bơm thêm tiền, điều đó dẫn đến biến động trên thị trường, dễ thấy nhất là thị trường tiền điện tử và vàng.

Tuy nhiên việc hàng hóa mất cân đối nghiêm trọng là khó xảy ra vì một số mặt hàng giá lên cao, theo quy luật của thị trường sẽ nhiều người đổ xô vào lĩnh vực đó để đầu tư, vô hình chung lúc đó thị trường sẽ tự cân đối. Ở một số nước trên thế giới đã có những bộ máy theo dõi rất sát sao vấn đề này để can thiệp kịp thời, vì vậy việc siêu khan hiếm một số mặt hàng cũng khó xảy ra.

Ứng phó của Việt Nam

Một lĩnh vực khác cần có sự chú ý khi giá cả hàng hóa tăng mạnh, đó là nông nghiệp và các loại nông sản. Chuyên gia cho rằng ngành này ở Việt Nam còn khó khăn cản trở thích ứng các biến động và phát triển tốt hơn, như: Nông sản của Việt Nam có rất ít mặt hàng được sản xuất theo quy mô lớn (tương tự như mô hình cánh đồng mẫu lớn), có áp dụng khoa học công nghệ mà ngay từ khâu ban đầu đã cần QR code để có thể trích xuất nguồn gốc sản phẩm...

Đồng thời, lĩnh vực nông nghiệp nói chung vẫn còn sản xuất, canh tác theo hướng manh mún, tự phát, rất cần dịch chuyển và mở rộng thêm quy mô, thêm những cánh đồng mẫu lớn, tập trung đẩy mạnh chế biến để xuất khẩu được lâu dài. Trong đó, tham gia vào chuỗi giá trị, trở thành một bộ phận cấu thành của chuối giá trị đó sẽ là giải pháp tối ưu. Chẳng hạn như đối với các tập đoàn của Nhật, chúng ta cam kết ký hợp đồng lâu dài với những điều kiện rõ ràng về cung ứng sản phẩm cho họ, đồng nghĩa họ sẽ tiêu thụ sản phẩm của mình bền vững. Khi đó, những biến động của giá cả hàng hóa thế giới, sẽ giảm sức tác động theo chiều tiêu cực đến các mặt hàng Việt Nam vì ta đã "thông" được thị trường tốt, đầu ra ổn định. 

TS. Lê Đăng Doanh: "Tại Việt Nam, Chính phủ cần phải hết sức chú ý đến kiểm soát lạm phát. Mặt khác, cần đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường để tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất, một nền kinh tế duy nhất. Bởi nếu nền kinh tế đó xảy ra lạm phát thì sẽ tác động tới Việt Nam nặng nề hơn. Có thể thấy, trong thời gian qua, Việt Nam cũng đang hết sức nỗ lực thực hiện mục tiêu này. Trước những diễn biến như hiện nay, trong thời gian tới, có thể ngành dầu khí, sắt thép sẽ chịu tác động, nhưng theo tôi, tác động này không diễn ra quá lâu. Vì thế giới sẽ quan tâm và có điều chỉnh để tránh tác động nặng nề. Còn ở Việt Nam, Chính phủ sẽ có lượng dự trữ nhất định để phản ứng với bối cảnh. Về phía doanh nghiệp cũng nên đa dạng hóa, đa phương hóa để tránh phụ thuộc vào một thị trường nhất định”.

Tin khác

Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
12 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
1 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Gần đây, dư luận xôn xao trước việc một doanh nhân, sau khi chấp hành xong án phạt tù, tham gia buổi làm việc với Chủ tịch một tỉnh để đề xuất dự án phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh đó. Thay vì ghi nhận thiện chí cống hiến và năng lực của người đã hoàn lương, nhiều ý kiến công khai nghi ngờ, cho rằng “người như vậy không xứng đáng ngồi cùng lãnh đạo địa phương”.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Trong 10 năm qua, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đã tạo nên cuộc “cách mạng xanh” ở Mường La, Sơn La, người nông dân đã chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Hai phòng chờ thương gia mới The SENS Business Lounge và SH Premium Lounge Tan Son Nhat vừa chính thức được Sacombank bổ sung vào hệ thống phòng chờ đặc quyền dành cho chủ thẻ cao cấp. Đây là hoạt động nổi bật nhất nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Từng trải nghiệm đủ loại xe từ phổ thông đến siêu xe, anh Phạm Hoàng Đức (TP.HCM) không dễ hài lòng với một chiếc xe gia đình. Tuy nhiên, VinFast VF 8 đã khiến anh gật đầu ngay lập tức bằng sự êm ái, công nghệ an toàn hiện đại, khả năng tăng tốc ấn tượng cùng chi phí bằng 0.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Techcombank triển khai chương trình ưu đãi đến 3,5 triệu đồng “Thu tiền cực tiện, hoàn tiền cực đã” cho doanh nghiệp sử dụng POS, QR code. Chương trình có ý nghĩa đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chuyển từ mô hình hộ kinh doanh… 
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Herbalife Việt Nam, một trong những công ty về sức khỏe và thể chất, là nhà tài trợ dinh dưỡng cho giải chạy VnExpress Marathon Quy Nhơn năm thứ ba liên tiếp. Giải chạy VnEpxress Marathon Quy Nhơn 2025, được tổ chức từ ngày 13-15/6, đã thu hút hơn 12.000 vận động viên tham gia – con số cao nhất trong lịch sử sáu năm tổ chức giải.
2 tuần
Xem thêm