Thứ hai, 29/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Theo báo cáo của Tổ Công tác đặc biệt khu vực miền Bắc, miền Trung của Bộ Công thương, trong ngày 25/8, nguồn cung hàng hóa ổn định, đáp ứng nhu cầu người dân, không có hiện tượng giá tăng đột biến gây bất ổn thị trường.
Theo đánh giá của Sở Công thương Đà Nẵng, với kế hoạch cung ứng hàng hóa đã được chuẩn bị cùng với kinh nghiệm đã triển khai tại quận Sơn Trà, hàng hóa sẽ được cung ứng đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản cho người dân trong thời gian áp dụng biện pháp giãn cách.
Bộ Công thương yêu cầu Sở Công thương Hà Nội chỉ đạo các cơ sở kinh doanh hàng hóa, thực phẩm thiết yếu tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch, triển khai các biện pháp phun khử khuẩn để sớm mở cửa trở lại các chợ, các cơ sở bán lẻ đã bị đóng cửa do có ca nhiễm bệnh.
Ngay chiều nay (17/7), Tổ công tác tiền phương về đảm bảo hàng hoá thiết yếu cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam đã thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tình hình cung ứng hàng hóa cho vùng dịch.
Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, về cơ bản, tình hình cung ứng hàng hóa tại các tỉnh miền Nam tương đối ổn định, nguồn cung dồi dào. Quản lý thị trường đang thắt chặt kiểm soát, xử phạt hành vi không niêm yết giá bán, vi phạm quy định phòng dịch tại các cơ sở kinh doanh.
Hiện các tỉnh phía Nam về cơ bản nguồn cung hàng hóa đã ổn định. Riêng tại Đồng Nai, nhu cầu mua trứng gia cầm của người dân tăng cao, dẫn đến nguồn cung thiếu hụt cục bộ.
13 tấn hàng hóa đầu tiên bao gồm nhiều loại nông sản, thực phẩm tươi như rau, củ, quả đã được phân phối tới hệ thống 34 điểm bán bình ổn lưu động của Viettel Post trên toàn TP.HCM ngay trong sáng 13/7, sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Sáng 12/7, về cơ bản, các tỉnh phía Nam đã đảm bảo nguồn cung hàng hóa, phục vụ nhu cầu của người dân khi thực hiện giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19.
Tại TP.HCM, đến sáng ngày 11/7, tình hình cung ứng hàng hoá cải thiện nhiều, siêu thị hàng hoá tương đối đầy đủ. Tuy nhiên tại các chợ truyền thống, giá thực phẩm tươi sống vẫn cao.
Theo báo cáo nhanh của các nhà bán lẻ, đơn vị kinh doanh, sàn thương mại điện tử..., thị trường mua sắm online tấp nập đơn hàng tại khu vực TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam.
Ngay trong ngày 8/7, các sàn thương mại điện tử lớn đã triển khai các chương trình ưu đãi về vận chuyển và đơn đặt hàng cho các mặt hàng nhu yếu phẩm, tạo điều kiện mua sắm cho người dân ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam trên các kênh trực tuyến.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo vừa ký công văn hỏa tốc gửi UBND TP.HCM và các tỉnh phía Nam về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu để ứng phó với dịch Covid-19.
Sáng 8/7, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương Trần Duy Đông ký Công văn hỏa tốc 4023/BCT-TTTN  gửi doanh nghiệp, hợp tác xã phân phối đề nghị tăng cường cung ứng hàng hóa cho Thành phố HCM và các tỉnh phía Nam.
Dù diễn biến dịch Covid-19 ở TP.HCM đang rất phức tạp nhưng nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống của người dân vẫn nằm trong kế hoạch, khả năng cung ứng của hệ thống phân phối của thành phố.
Bộ Công thương vừa ban hành Chỉ thị yêu cầu địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp khẩn trương tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, đặc biệt nông sản trong hệ thống phân phối.