Thứ năm, 28/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Môi giới bất động sản ngưng gặp khách vì dịch bệnh

Hà Bùi
- 08:30, 06/06/2021

(DNTO) - Nhiều doanh nghiệp bất động sản cho biết toàn bộ nhân viên môi giới đã làm việc tại nhà, hạn chế không gặp khách hay dẫn khách đi xem dự án trong thời gian giãn cách xã hội.

Sau hơn 1 năm làm việc ở vị trí giám đốc sàn giao dịch 7 thuộc Công ty CP Dịch vụ bất động sản Đất Xanh, ông Lê Minh Thuận cho biết các môi giới đã dần trở nên quen thuộc với việc chăm sóc và tư vấn cho khách hàng trong giai đoạn cách ly xã hội sau nhiều đợt bùng dịch từ tháng 5/2020 đến nay.

Ông Thuận cho biết hiện tại toàn bộ 40 nhân viên thuộc sàn giao dịch 7 đều làm việc tại nhà để đảm bảo an toàn cho chính bản thân môi giới cũng như khách hàng.

"Các hoạt động họp để triển khai chiến lược bán hàng, kinh doanh đều được thực hiện thông qua các nền tảng họp trực tuyến như Zoom, Zalo... Về phía khách hàng, các môi giới vẫn đẩy mạnh quảng cáo trực tuyến và gửi các thông điệp truyền thông, tư vấn", ông nói với Zing.

Bên cạnh đó, do đang bán các sản phẩm ở Đồng Nai, ông Thuận cho biết các môi giới phải hạn chế gặp khách cũng như đưa khách đi xem dự án vào thời điểm giãn cách xã hội. Các hoạt động tiếp xúc khách hàng sẽ được thực hiện trở lại sau khi kết thúc thời gian giãn cách.

"Trong các trường hợp khẩn cấp, nhân viên môi giới vẫn sẽ hỗ trợ khách hàng nhưng đảm bảo đủ tiêu chuẩn 5K về phòng chống dịch. Các giấy tờ, hợp đồng có thể gửi qua thư điện tử để làm thủ tục và ký sau", ông Lê Minh Thuận nói thêm.

Là doanh nghiệp với đội ngũ 1.500 môi giới trên cả nước, Tập đoàn Hưng Thịnh là một trong những đơn vị đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh ngay từ khi có lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của TP.HCM.

Các môi giới bất động sản buộc phải dừng hoạt động gặp gỡ khách hàng, đưa khách đi xem dự án trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Quỳnh Danh.

Các môi giới bất động sản buộc phải dừng hoạt động gặp gỡ khách hàng, đưa khách đi xem dự án trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Quỳnh Danh.

Trao đổi với Zing, đại diện Hưng Thịnh cho biết kể từ khi thực hiện Chỉ thị 15, các nhân viên môi giới bất động sản tại TP.HCM đều làm việc tại nhà, trừ các trường hợp rất cần phải làm việc trực tiếp với khách hàng. Đồng thời, các hoạt động marketing online của môi giới vẫn được đẩy mạnh.

"Trước đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, các nhân viên môi giới vẫn được đưa khách đến thăm các dự án dù hạn chế, tuy nhiên đến nay hoạt động này đã được ngừng tạm thời. Các cuộc họp với lãnh đạo hoặc đồng nghiệp được thực hiện qua các nền tảng họp trực tuyến", vị này chia sẻ thêm.

Tương tự, tại Công ty CP Địa ốc Phú Long, hơn 100 nhân viên môi giới cũng đã làm việc tại nhà. Chủ đầu tư này cũng cho đóng toàn bộ sàn giao dịch trong gian đoạn giãn cách xã hội. Theo đó, các giấy tờ, hợp đồng của khách hàng sẽ được chuyển phát để ký thay vì gặp trực tiếp. Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng được dời lại.

Dịch bệnh không chỉ gây khó cho các nhân viên môi giới, còn khiến nhiều doanh nghiệp BĐS loay hoay với trường hợp phát sinh.

Mới đây, Công ty CP Địa ốc Vạn Xuân đã phải gửi thông báo tạm thời ngừng các hoạt động giao dịch trực tiếp tại trụ sở công ty đến khách hàng cho đến khi có thông báo mới. Thay vào đó, công ty duy trì trao đổi, giải quyết các yêu cầu từ khách hàng thông qua điện thoại, email, thanh toán, giao dịch online.

PL., nhân viên đang phụ trách khâu bàn giao nhà tại dự án ở Bình Dương của Vạn Xuân cho biết không phải việc gì cũng thực hiện qua online được.

"Tôi có một khách hàng đến kỳ phải thanh toán hết tiền nhà vì đã trễ hẹn 2 tháng. Nếu khách không thanh toán đủ sẽ phải chịu một mức phạt đã ký trong hợp đồng. Tuy nhiên, khoản vay này thông qua ngân hàng, cần phải có xác nhận của công ty nơi khách hàng làm việc, trong khi bản thân công ty đó cũng đang trong giai đoạn cho nhân viên làm việc tại nhà. Với trường hợp này, phía ngân hàng không thể hỗ trợ nếu thiếu chứng nhận kia", PL. nói và cho biết còn khá nhiều trường hợp khách lấy lý do đang giãn cách để kéo dài thời gian thanh toán.

Tin khác

Bất động sản
Dù hưởng lợi vượt trội hơn hầu hết các loại tài sản khác trong thời gian gần đây trong việc hút vốn ngoại, phân khúc bất động sản công nghiệp trong những năm tới đòi hỏi phải nhanh chóng chuyển dịch chuỗi cung ứng để không bỏ lỡ dòng vốn đầu tư xanh. 
22 giờ
Bất động sản
Phân khúc đất nền dần hồi phục, ghi nhận 2 tháng đầu năm 2024 tại Hà Nội, đất nền dân cư và đất dự án có mức độ quan tâm tăng 110%. Theo chuyên gia, "cơn sốt" đất nền năm nay khác biệt các năm trước khi chủ yếu diễn ra tại Hà Nội và các tỉnh có khu công nghiệp giáp Hà Nội. 
2 ngày
Bất động sản
Hàng loạt dự án bất động sản "trùm mền", khiến nhà thầu xây dựng chưa hết cảnh điêu đứng, càng làm càng lỗ. Việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại với đất không phải là đất ở, được kỳ vọng là "sợi dây chính sách" giúp khơi thông pháp lý, tăng nguồn cung cho thị trường, để doanh nghiệp sớm phục hồi. 
3 ngày
Bất động sản
Các dự án Royal City, The Pride, Khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà – Sudico, Sun Grand City có giá tăng 33%, nhiều dự án tăng trên 20% so với cùng kỳ.
6 ngày
Bất động sản
Trung tâm thương mại Vincom Plaza Đông Hà sắp đi vào vận hành tại khu đô thị đáng sống nhất Quảng Trị, hứa hẹn mở ra không gian thương mại giải trí đẳng cấp của khu vực miền Trung, góp phần trở thành “thỏi nam châm” hút nhà đầu tư cho khu đô thị Vincom Shophouse Royal Park.
6 ngày
Bất động sản
Bước sang năm 2024, thị trường bất động sản được kỳ vọng có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn từ mức nền thấp của năm 2023. Doanh nghiệp kỳ vọng có nhiều yếu tố tác động tích cực tới thị trường. Trong đó, nguồn vốn, tài nguyên đất đai và khung chính sách là 3 trụ cột "xương sống". 
1 tuần
Bất động sản
Phân khúc căn hộ đang trở thành kênh đầu tư "nóng" của đông đảo nhà đầu tư, khi giá bán và giá thuê   liên tục tăng suốt từ năm 2023 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt phân khúc căn hộ bình dân với mức tăng đỉnh điểm tới 80% chỉ trong 4 năm.
1 tuần
Bất động sản
Khát vốn trong khi điều kiện tiếp cận tín dụng còn khó khăn, lại thêm những quy định, Thông tư mới sắp có hiệu lực, lo ngại sẽ "làm khó" người mua nhà, khiến doanh nghiệp bất động sản lo lắng cho quá trình hồi phục. 
1 tuần
Bất động sản
Các chuyên gia cho rằng, cần xác định đúng hơn mục tiêu phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể là giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho những người có thu nhập thấp hay nhu cầu sở hữu nhà ở của người thu nhập thấp.
1 tuần
Bất động sản
Thủ tướng khẳng định, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán.
1 tuần
Bất động sản
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, nhiều nhà đầu tư sành sỏi tiếp tục đặt niềm tin vào dòng sản phẩm căn hộ hạng sang, đặc biệt là tại các dự án có vị trí kim cương ở vùng lõi trung tâm với kỳ vọng sớm gia tăng giá trị bất động sản, đồng thời thu về lợi nhuận bền vững từ việc cho thuê đều đặn.
1 tuần
Bất động sản
Chuyên gia đề xuất, chính sách cần quy định tăng tỷ trọng 30-40% đối với nhà ở xã hội (NƠXH) là cho thuê, thay vì chỉ cho phép 20% cho thuê như hiện nay, để đảm bảo phần đông người dân có chỗ ở chứ không chỉ dành cho mục đích bán. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Những thách thức về nguồn cung mới, mất cân đối giữa các phân khúc, khó tiếp cận vốn vay, trong khi hàng loạt chi phí đầu vào tăng phi mã khiến doanh nghiệp khó càng chồng khó. Để thêm trợ lực phục hồi, Vingroup, Sungroup, Novaland, Hưng Thịnh, Taseco... kiến nghị được tiếp cận nguồn vốn tín dụng có chi phí thấp hơn. 
1 tuần
Bất động sản
Mất cân đối cung cầu tiếp tục là thách thức lớn với thị trường bất động sản nhà ở, khi đang tồn tại xu hướng thiếu hụt nguồn cung phân khúc tầm trung, dư thừa nhà ở tại phân khúc cao cấp. Chỉ khi nào khắc phục được tình trạng mất cân đối này, thị trường mới phát triển bền vững.
2 tuần
Bất động sản
Để giảm bớt khó khăn và hỗ trợ cho thị trường bất động sản, chủ tịch HoREA cho rằng, không nên khống chế chủ đầu tư huy động vốn. Đề nghị các địa phương xem xét cho phép doanh nghiệp được tiếp tục huy động vốn đối với 30-50% sản phẩm của dự án (còn lại) để tạo thanh khoản duy trì hoạt động. 
2 tuần
Xem thêm