Giữ vững tâm lý vượt thử thách
(DNTO) - Sau phiên giảm sâu ngày 24/2, thị trường bắt đầu hồi phục trở lại khi đà tăng đến với nhiều chỉ số. Trong khi nhóm dầu khí bước vào giai đoạn điều chỉnh sau chuỗi ngày tăng thì nhóm ngân hàng, chứng khoán lại bắt đầu bứt tốc.
Sự hứng khởi của thị trường bắt đầu ngay từ phiên sáng. Dòng tiền nhanh chóng gia nhập đẩy VN-Inde lên cao, thoát khỏi trạng thái lo lắng bao phủ thị trường trong phiên liền trước. Vào lúc 10 giờ sáng, chỉ số này đã nhanh chóng lấy lại 11 điểm, củng cố vị thế 1.500 điểm của thị trường. Hơn 18 ngàn tỷ đồng khớp lệnh trong phiên sáng.
Vào phiên chiều, đà tăng chững lại. Nhóm dầu khí bước vào nhịp điều chỉnh sau khi đã tăng quá mạnh, PVD giảm 2,87%, PVD giảm 3,9%, PVB mất 2.3%... bất chấp thực tế giá dầu vẫn đang tăng cao. Dầu Brent và WTI vẫn duy trì mức tăng trên 2%. Dòng tiền vội vã chốt lời tại nhóm này nhanh chóng tìm đến các nhóm khác như ngân hàng, chứng khoán hay bất động sản.
Nhóm chứng khoán gồm 25 mã lại đồng loạt tăng giá với mức tăng trung bình 2,5%, tăng mạnh nhất là CTS (+5,7%); ORS (+4,5%); IVS (+4,2%)..., SSI và VND tăng hơn 2%. VND cũng vừa được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho chào bán hơn 700 triệu cổ phiếu, trong đó hơn 400 triệu cổ phiếu sẽ được bán cho cổ đông hiện hữu với giáo 10.000 đồng/cp. Như vậy, vốn điều lệ của VND sẽ tăng hơn 12 ngàn tỷ đồng,
Nếu so với các nhóm khác, chứng khoán vẫn được xem là nhóm ngành triển vọng tính đến thời điểm hiện tại, nên việc dòng tiền tìm đến trú ẩn tại đây cũng là điều dễ hiểu khi những lo lắng bất an từ tình hình địa chính trị thế giới chưa phải là hết.
Nhóm ngân hàng ghi nhận một phiên giao dịch thành công của VPB, khi đây là mã có tác động mạnh nhất lên chỉ số VN-Index. Gần 50 triệu cổ phiếu VPB được giao dịch trong phiên, đưa mã này trở thành mã được giao dịch nhiều nhất trên cả ba sàn. VPB hôm nay tăng 3,5%, xét về giá trị vốn hoá hiện đứng thứ 9 trên thị trường.
Nhóm hoạt động đầu tư tài chính cũng bất ngờ tăng vọt đứng ở vị trí dẫn đầu với mức tăng trung bình 6,7%, trong đón TVC tăng 9,7%, IPA tăng 6,8%...
Ở chiều ngược lại, VIC của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại có một phiên rớt thảm, càng về cuối phiên càng rớt mạnh. Nhiều nhà đầu tư đã bắt đáy trong thua lỗ. Cuối phiên VIC mất 1,25%.
Chốt phiên, Vn-Index tăng hơn 4 điểm, dừng tại mốc 1.489 điểm, chịu thua cuộc trước ngưỡng 1.500 điểm, HNX-Index tăng hơn 5 điểm, chốt tại 440 điểm, Upcom-Index tăng nhẹ khép phiên tại 112 điểm.
Điểm tích cực trong phiên là giá trị thanh khoản đạt hơn 30 ngàn tỷ đồng, mặc dù giảm so với phiên 24/2, nhưng đây cũng là thành quả đáng ghi nhận. Mặt bằng giá nhìn chung không yếu đi nhiều. Kết tuần, giá trị khớp lệnh trên hai sàn đạt trung bình hơn 29 ngàn tỷ mỗi phiên, mức trung bình cao nhất hơn 1 tháng qua.