Thứ năm, 21/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

F0 điều trị tại nhà cần lưu ý 11 dấu hiệu này để được cứu kịp thời

Thạch Hương
- 06:30, 22/08/2021

(DNTO) - Ngày 21/8, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời về quản lý người mắc Covid-19 tại nhà.

Nhân viên y tế đo thân nhiệt 1 trường hợp cách ly tập trung ở Khu cách ly. Ảnh: T.L

Nhân viên y tế đo thân nhiệt 1 trường hợp cách ly tập trung ở Khu cách ly. Ảnh: T.L

Theo hướng dẫn tạm thời về quản lý người mắc Covid-19 tại nhà do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành ngày 21/8, người mắc Covid-19 được quản lý điều trị tại nhà là người được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR, hoặc test nhanh kháng nguyên không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.

Đồng thời không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít thì hít vào.

Bên cạnh đó, người mắc Covid-19 được quản lý tại nhà cũng cần đáp ứng thêm tối thiểu một trong 2 tiêu chí bổ sung, gồm: Tiêm đủ 2 mũi hoặc một mũi vaccine Covid-19 sau 14 ngày, hoặc có đủ 3 yếu tố gồm: Trẻ em trên một tuổi, người lớn dưới 50 tuổi, không có bệnh nền theo quy định và không mang thai.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người bệnh điều trị tại nhà phải có khả năng tự chăm sóc bản thân, có phương tiện liên lạc và khả năng liên lạc, giao tiếp với nhân viên y tế hoặc phải có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.

Cơ sở quản lý sức khỏe người mắc Covid-19 hướng dẫn người mắc Covid-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào phiếu theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều, hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị theo quy định.

Theo đó, nội dung theo dõi sức khỏe hàng ngày gồm:

Chỉ số: Nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 (nếu có thể) và huyết áp (nếu có thể).

Các triệu chứng: Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ…

Bộ Y tế lưu ý đối với người mắc Covid-19 quản lý, điều trị tại nhà khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Đó là triệu chứng khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

Nhịp thở - Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút - Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút, - Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút (Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo), (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật

Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

Trẻ em không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn, có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban…

Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng…

Tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày, tuyệt đối không được ra khỏi nhà trong thời gian cách ly y tế.

Bộ Y tế khuyến cáo người mắc Covid-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ phù hợp với tình trạng sức khỏe; tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước.

Đặc biệt, F0 không được bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng bằng cách ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

Bộ Y tế đề nghị cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà hướng dẫn người nhiễm cách thức liên hệ để được xử lý, chuyển viện cấp cứu kịp thời trong các trường hợp bất thường. Trong thời gian đợi chuyển tuyến, các cơ sở quản lý phải hướng dẫn, cấp cứu cho bệnh nhân.

Người mắc Covid-19 chăm sóc quản lý tại nhà phải thực hiện cách ly y tế tại nhà theo quy định tại mục 4 "Yêu cầu đối với người cách ly y tế tại nhà", trong "Hướng dẫn tạm thời về cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch Covid-19 cho người tiếp xúc gần (F1), được ban hành tại Công văn số 5599 ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế. Tuyệt đối không đi ra khỏi nhà trong suốt thời gian cách ly y tế tại nhà.

Tin khác

Sức khỏe - Đời sống
Tại Tọa đàm Khoa học vì cuộc sống “Liệu pháp cá thể hóa trong điều trị ung thư” trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ trao Giải thưởng VinFuture 2022, chiều 19/12, các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã đưa ra các giải pháp mang lại hy vọng chấm dứt căn bệnh mang lại nhiều đau khổ cho con người.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới Herbalife Nutrition vừa kỷ niệm 13 năm hoạt động tại Việt Nam với mục tiêu nhất quán giúp nhiều người cải thiện thói quen về dinh dưỡng để sống khỏe mạnh hơn.
1 năm
Văn hoá - Xã hội
Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 69 nhằm kịp thời chia sẻ, hỗ trợ, động viên những người lao động đang gặp khó khăn (thiếu việc làm, mất việc, nợ lương…) trên địa bàn, bằng tiền mặt từ 500.000 - 1 triệu đồng/người, để họ có một cái Tết Quý Mão 2023 ấm áp và tươi vui.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Việt Nam hiện có trên 50.000 người nhiễm HIV mắc viêm gan C mạn tính. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2021-2022, mới chỉ có hơn 16.000 người nhiễm HIV và người đang điều trị methadone tại 36 tỉnh/thành phố, được điều trị viêm gan virus C.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Tập sách là tài liệu không thể thiếu trong tủ sách gia đình, mang đến cho bạn đọc những thông tin quan trọng trong quá trình chăm sóc và giữ gìn “cửa ngõ” quan trọng nhất của hệ tiêu hóa.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ký quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 46 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, sản xuất trong nước và nước ngoài (10 thuốc sản xuất trong nước, 36 thuốc nước ngoài). Theo quy định, số thuốc này sẽ hết hiệu lực giấy đăng ký lưu hành sau ngày 31/12/2022.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Ngày 1/12, Vinamilk đã được vinh danh ở Bảng xếp hạng “50 Công ty Kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2022” do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư công bố trong Hội nghị đầu tư với chủ đề “Kinh tế Việt Nam - Ngôi sao sáng nhất”.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Với cân nặng lên tới hơn 110kg, chị V. từng gặp khó khăn trong việc thực hiện thiên chức làm mẹ. Nhờ giảm cân, chị đã thực hiện được niềm ao ước bấy lâu nay và hạ sinh cô công chúa nặng hơn 3kg.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, hiện đang điều trị cho một bệnh nhân nữ (56 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội), được chẩn đoán bị ngộ độc sau khi ăn nhầm bỏng ngô nghi có tẩm cần sa.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Theo TS.Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW, 11 tháng qua chỉ ghi nhận 424 ca mắc sốt rét. Dự kiến hết năm nay sẽ có 42 tỉnh, thành đạt tiêu chí loại trừ bệnh. Mục tiêu đến năm 2025, không để dịch sốt rét xảy ra và có 52 tỉnh loại trừ bệnh sốt rét.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Chiều 1/12, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM cho biết, Thành phố hiện đang thiếu 3 loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, do chưa nhận được nguồn phân bổ.
1 năm
Doanh nhân - Doanh nghiệp
P’ti Saigon vừa vinh dự được Tạp chí Harper's Bazaar trao giải thưởng danh giá The Best Restaurant of the Year (Nhà hàng tốt nhất của năm), ghi nhận những trải nghiệm ẩm thực và phong cách sống cao cấp mà nhà hàng Pháp này đã mang lại cho thực khách tại TP.HCM.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Chiều 1/12, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết sẽ quan tâm, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp cho viên chức y tế; huy động các nguồn lực của xã hội để hỗ trợ, động viên cán bộ y tế yên tâm công tác...
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Theo BS. Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người cao tuổi. Nếu bỏ lỡ “thời gian vàng” cấp cứu, người bị đột quỵ có khả năng tử vong cao, nhiều bệnh nhân được cứu nhưng phải sống với di chứng nặng nề suốt đời.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Bộ Y tế tin tưởng, qua những góp ý này, Dự thảo sẽ hoàn thiện và đầy đủ các nội dung quan trọng, phù hợp với phương châm: “Tăng cường quản lý để lĩnh vực khám, chữa bệnh ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân”.
1 năm
Xem thêm