Thứ năm, 27/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chàng trai 23 tuổi kiếm tiền tỷ từ lá cây bỏ đi

- 06:00, 19/10/2020

(DNTO) - 17 loại tinh dầu và 5 loại toner đã được chàng trai quê Thanh Hoá đưa ra thị trường sau 3 năm khởi nghiệp.

Trường trên cánh đồng thu hoạch cây mùi già. Ảnh: NVCC

Trường trên cánh đồng thu hoạch cây mùi già. Ảnh: NVCC

23 tuổi, xin bảo lưu ĐH Kinh tế quốc dân khi đang học năm thứ 3, Dương Ngọc Trường giờ đây đã sở hữu một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại tinh dầu và sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp từ chính những cây cỏ được trồng trên quê hương mình.

Từ nhỏ, Trường vốn là một cậu bé năng động và có suy nghĩ không đi theo lối mòn. Những năm học phổ thông, cậu đã biết làm fanpage trên Facebook để bán lại kiếm tiền. Đến khi lên Hà Nội học đại học, kết hợp với một số người quen ở quê, Trường đã bắt đầu mày mò lập nghiệp.

Ban đầu, cậu trồng rau sạch, kiên quyết không phun thuốc trừ sâu. Rau xấu mã, mang ra chợ không bán được, Trường lỗ mấy chục triệu. Đó là bài học đầu tiên trên con đường lập nghiệp của chàng trai 18 tuổi lúc ấy.

Không nản chí, cậu tiếp tục mày mò sản xuất miến dong không hoá chất với một người quen ở quê. Sau dự án này, Trường lại sản xuất rượu hạt cau với một người bạn nhưng đều không làm cùng nhau được lâu.

Khao khát làm nông nghiệp sạch của Trường không bị dập tắt bởi những dự án dở dang đầu đời ấy. Trường nói: “Nông nghiệp với tôi vừa là niềm đam mê, vừa là nỗi đau”.

“Tôi sinh ra ở miền Trung – nơi có những năm có đến 4-5 trận lụt. Tôi nhớ có những trận lụt nước ngập cả nóc, nhà chẳng còn gì. Cả làng, cả xã mất mùa”.

Ngày ấy, bố mẹ Trường trồng mía, trồng dưa, phải phun thuốc trừ sâu rất nhiều. Có lần bố cậu phải nhập viện vì thuốc. Ông dặn con trai: “Làm nông nghiệp rủi ro, vất vả lại độc hại. Tốt nhất, con nên ra Hà Nội làm công việc bàn giấy”.

Thế nhưng, lời can ngăn của bố lại thôi thúc Trường phải làm gì đó cho quê hương - một thứ gì đó mang lại giá trị nhưng lại phải hạn chế những rủi ro về thiên tai và phải tuyệt đối an toàn cho sức khoẻ người trồng cũng như người tiêu dùng.

Một ngày hè năm 2017, khi đi qua cánh đồng xã bên thấy người dân đang thu hoạch cây sả, chỉ lấy củ, vứt lá đi, Trường lập tức nảy ra ý tưởng chiết xuất tinh dầu sả. Cậu đi tìm mua máy chiết xuất, thử nghiệm để cho ra sản phẩm rồi rao bán trên mạng. Thấy thị trường có nhu cầu cao, cậu vay bạn bè 300 triệu đồng để đầu tư cho máy móc. Ban đầu, toàn bộ sản phẩm được làm tại nhà chỉ với 4 nhân công.

Lần này, Trường chỉ làm một mình nên phải dành nhiều thời gian ở quê. Cậu lập tức xin bảo lưu khi đang học năm thứ 3 ngành Kinh tế tài nguyên môi trường.

Giai đoạn đầu, vô vàn khó khăn ập đến, từ vốn cho tới công nghệ, chất lượng sản phẩm. Có những mẻ không đạt chất lượng, cậu phải tiêu huỷ hàng chục lít tinh dầu. Nhưng Trường cũng nhanh chóng nghiên cứu, tìm các chuyên gia trong ngành, học hỏi các nhà sản xuất đang làm tinh dầu tốt nhất ở Việt Nam, các chuyên gia từng du học ở Pháp về ngành này. “Họ đã giúp đỡ tôi khá nhiều”, Trường nói.

Trường tại showroom thứ 2 sắp khai trương ở Hà Nội. Ảnh: NVCC

Trường tại showroom thứ 2 sắp khai trương ở Hà Nội. Ảnh: NVCC

Điều đặc biệt ở sản phẩm tinh dầu của Trường là nguyên liệu hoàn toàn được trồng và sản xuất ở Việt Nam. Tới nay, cậu đã cho ra thị trường 17 loại tinh dầu, gồm có: sả, quế, tràm, vỏ bưởi, vỏ quýt… Gần đây, Trường nghiên cứu và làm thêm sản phẩm “toner” chăm sóc da mặt gồm có 5 vị. Hầu hết các loại cây cỏ được chiết xuất đều được trồng ở Thanh Hoá, một số Trường thu mua ở Bắc Kạn.

“Điều mà tôi tự tin nhất chính là sự an toàn của sản phẩm. Tôi muốn chứng minh rằng không phải cứ phun hoá chất mới kiếm được tiền từ làm nông nghiệp. Một phần nữa, tôi muốn thay đổi cái nhìn của thị trường nước ngoài về hàng Việt Nam. Chúng ta hay chê hàng Trung Quốc, nhưng ra nước ngoài, thậm chí hàng Việt Nam còn không được đánh giá cao bằng hàng Trung Quốc. Tôi muốn góp phần thay đổi điều đó”.

Hiện tại, các sản phẩm tinh dầu và toner của công ty được phân phối qua các kênh bán lẻ, bán sỉ cho các đại lý, cửa hàng thực phẩm sạch, các bệnh viện, bán cho doanh nghiệp để điều chế mùi hương…

Thời điểm trước khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nền kinh tế, mỗi tháng doanh thu của Trường dao động từ 600 triệu tới 1 tỷ đồng. Nhưng sau giai đoạn Covid khiến thị trường nước ngoài đóng cửa, thị trường trong nước đình trệ, mỗi tháng doanh nghiệp của cậu chỉ thu về từ 200-300 triệu đồng. Từ số nhân công làm việc lên tới 50 người, bây giờ 2 nhà xưởng sản xuất chỉ còn 20-30 người làm việc.

Tuy vậy, doanh nghiệp của Trường vẫn đang có những bước tiến đáng kể khi chỉ vài ngày nữa thôi, công ty sẽ khai trương showroom thứ 2 ở Hà Nội. Đây là một bước đệm để sản phẩm của Trường sẵn sàng vươn ra thế giới. “Hiện tại, sản phẩm cũng đã được bán cho thị trường nước ngoài nhưng vì năng lực có hạn nên mới thông qua một công ty trung gian”.

Trường (bên trái) trò chuyện cùng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trong một sự kiện về doanh nghiệp với chuyển đổi số. Ảnh: NVCC

Trường (bên trái) trò chuyện cùng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trong một sự kiện về doanh nghiệp với chuyển đổi số. Ảnh: NVCC

Trường kể, thời gian đầu khi làm đủ thứ về nông nghiệp, cậu đã từng phải thuyết phục bố mẹ rất nhiều. “Ngày ấy có mấy vụ tự tử, trong đó có cả người quen của gia đình. Nhân cơ hội đó, tôi đã nói với bố mẹ rằng ‘bố mẹ thấy không, khi người ta làm mà không có mục đích thì sống cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Bố mẹ nhìn xem, mấy em chẳng có mục tiêu, sinh ra đã được lập trình sẵn. Các em không muốn như thế nên mới giải thoát cho mình. Con làm những thứ con cảm thấy có giá trị thì con mới có động lực cố gắng’”.

Trường cũng chia sẻ, về việc học dở dang, cậu không mấy bận tâm, bởi vì dù đi học hay không cũng đều “phục vụ mục đích cuối cùng là làm cái gì đó có giá trị cho cộng đồng”. “Quan điểm của tôi là học để làm được gì, chứ không phải học để lấy cái bằng. Việc đi ra ngoài làm thực chất vẫn là mình đang đi học. Mặc dù không còn học trên ghế nhà trường nữa, nhưng tôi vẫn đang học các kỹ năng khác mỗi ngày, như: quản trị doanh nghiệp, marketing...".

Theo VietNamNet

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Ca sĩ Cẩm Vân chia sẻ sau nhiều năm ấp ủ chị đã hoàn thành kế hoạch mơ ước với sự hỗ trợ của nhiều bạn bè, đồng nghiệp khi ra mắt album Vết lăn trầm dưới định dạng đĩa than. Album được thực hiện và phát hành nhân dịp tưởng nhớ 24 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất.
16 giờ
Văn hoá - Xã hội
Lễ hội âm nhạc Tràng An - Ninh Bình (FORESTIVAL) 2025 sẽ diễn ra sẽ diễn ra tại đảo Khê Cốc vào ngày 31/5 /2025 với tham gia của hàng loạt ngôi sao âm nhạc.
18 giờ
Văn hoá - Xã hội
Hai chị em cột chặt tay nhau nhảy xuống sông. Thi thể được tìm thấy trong tư thế ôm chặt nhau. Một lá thư tuyệt mệnh cho hay “Cuộc sống đã mất đi ý nghĩa…” của những đứa trẻ chưa kịp trưởng thành nói cho chúng ta biết điều gì? 
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Đây là lần đầu tiên ngày hội Tóc xanh vạt áo tổ chức màn đồng diễn Việt phục kết hợp flashmob hoành tráng trên nền ca khúc đầy ý nghĩa Một vòng Việt Nam (sáng tác: Đông Thiên Đức), quy tụ hàng nghìn người tham gia trong trang phục truyền thống.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thuỷ vinh dự là 1 trong 8 gương mặt trẻ được nhận giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Sau thời gian ra rạp tại 5 thành phố lớn, bộ phim tài liệu Chúng ta là người Việt Nam của ca sĩ Hoàng Thuỳ Linh được mở rộng đến nhiều tỉnh thành và có các buổi chiếu giao lưu với sinh viên học sinh.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Tái xuất với ngoại hình trẻ trung, ca sĩ Đan Trường khiến khán giả và báo giới bất ngờ với nhiều dự án mới cho năm 2025. Anh chân thành chia sẻ nhiều cảm xúc khi được gặp lại nhiều bạn bè, người quen, đồng thời cho biết vẫn luôn dành nhiều tâm huyết cống hiến cho âm nhạc.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ca sĩ Hà Anh Tuấn trở thành đại sứ chiến dịch Rừng lặng (The Voiceless Forest), do tổ chức Save Vietnam’s Wildlife khởi xướng, phối hợp thực hiện cùng Viet Vision và STORII. Chiến dịch hướng đến mục tiêu chấm dứt việc sử dụng động vật hoang dã trái phép tại Việt Nam, góp phần bảo vệ hệ sinh thái và môi trường tự nhiên.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Tác phẩm điện ảnh Hồng Kông lấy đề tài lừa đảo trực tuyến với tên gọi “Love Lies: Yêu vì tiền điên vì tình” (tựa gốc: Love Lies) đã chính thức ra mắt khán giả, nhận được nhiều lời khen. Ở phiên bản lồng tiếng cho nhân vật chính, nghệ sĩ Hồng Đào cho biết rất hồi hộp chờ phản hồi từ khán giả.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Dẫu không phải là hiện tượng phổ biến, nhưng hiện nay, những vụ án giết người rồi phi tang thi thể nạn nhân có chiều hướng gia tăng. Thực tế cho thấy, các hành vi phạm tội man rợ này hầu hết có nguyên nhân từ những quan hệ tình cảm nam nữ trái đạo đức, thậm chí bất hợp pháp.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Lấy cảm hứng từ truyền thuyết về 'thần giữ của', Út Lan: Oán Linh giữ của là phim kinh dị Việt Nam đầu tiên có chủ đề xoay quanh nghi thức tâm linh bí ẩn này.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Bộ phim tài liệu Vượt sóng dài 37 tập với nhiều tư liệu quý, đầy ắp những hình ảnh mang tính lịch sử đã mang đến cho người xem nhiều cảm xúc về quá trình đi lên của TPHCM từ sau năm 1975 với những bước xé rào tiên phong mang đến những quyết định đột phá, tạo chuyển biến lớn.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Nhà sản xuất Hoàng Mèo tiết lộ, phim Anh T Trần được đầu tư như dự án điện ảnh bởi phim không chỉ tự dựng bối cảnh mà còn chặn cả một con đường ở quận 5 để có được những cảnh quay chân thực nhất.
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Vòng tay nắng của Lý Hải vừa chính thức tung teaser trailer rung động lòng người hé lộ câu chuyện về hành trình theo đuổi đam mê và những xung đột thế hệ trong gia đình.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Kết hợp giữa âm thanh hiện đại và nhạc cụ truyền thống, nghệ sĩ Phạm Việt Dũng ( Dzung) cho khán giả khám phá âm nhạc không có giới hạn, với những thanh âm mang đến nhiều màu sắc và hình ảnh về quê hương Việt Nam với cái nhìn rất riêng và thú vị.
1 tuần
Xem thêm