Thứ hai, 17/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chậm thích ứng với các FTA, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nguy cơ bị thua trên sân nhà rất cao

Hồng Gấm
- 11:21, 25/05/2024

(DNTO) - Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ châu Âu về Việt Nam sẽ giảm khoảng 6,4%/năm, liên tục trong vòng 10 năm, dự kiến đến năm 2030 xuống 0%, ngoài mang lại cơ hội mở rộng thị trường cũng khiến các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam gặp áp lực cạnh tranh để duy trì sản xuất và thị phần.

 

Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ cam kết EVFTA để tận dụng cơ hội cũng như sẵn sàng cho tương lai cạnh tranh khi hết lộ trình bảo hộ thuế quan. Ảnh: TL.

Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ cam kết EVFTA để tận dụng cơ hội cũng như sẵn sàng cho tương lai cạnh tranh khi hết lộ trình bảo hộ thuế quan. Ảnh: TL.

Sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt

Tiếp tục đà giảm của năm 2023 (giảm tới 25%), 4 tháng đầu năm 2024, Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) tiêu thụ đạt 82.515 xe, giảm 11% so với 2023. Trong đó xe ô tô du lịch giảm 14%; xe thương mại giảm 3% và xe chuyên dụng giảm 28%. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ô tô vẫn gặp khó sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng... ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng, dẫn đến xu hướng thắt chặt chi tiêu đối với những mặt hàng có giá trị cao.

Nhận định về cơ hội thời gian tới khi thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA), tại Tọa đàm về "Công nghiệp ôtô Việt Nam thực hiện Hiệp định thương mại tự do: Phát triển theo hướng nào?", ngày 24/5, bà Nguyễn Ánh Tuyết, đại diện VAMA, cho biết đến nay Việt Nam đã tham gia và ký kết 17 FTA; trong đó có nhiều FTA đã cam kết về ôtô nguyên chiếc và có lộ trình giảm thuế nhập khẩu của xe ôtô nguyên chiếc về 0%.

"Với việc thực hiện các cam kết của Hiệp định EVFTA, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ EU về Việt Nam sẽ giảm khoảng 6,4%/năm và liên tục trong vòng 10 năm. Năm 2024, thuế nhập khẩu được áp dụng là 38,1%. Dự kiến đến năm 2030, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ EU xuống 0%. Đây là một cơ hội rất lớn cho thị trường ô tô để có thể đa dạng hóa sản phẩm và mang lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng Việt Nam", đại diện VAMA cho hay.

Bà Tuyết dẫn chứng một chiếc xe phổ thông có giá khoảng 30.000 USD, khi nhập về Việt Nam năm 2024 phải nộp thuế nhập khẩu 38,1%, tương đương 11.430 USD, giảm 1.920 USD so với năm ngoái. Tuy nhiên, số tiền thuế này còn có thể giảm hàng chục nghìn USD đối với các mẫu siêu xe nhập khẩu.

“Điều này cho thấy, ngày càng có nhiều người Việt có cơ hội sở hữu các mẫu xe từ tầm trung, cao cấp cho đến xe siêu sang của các thương hiệu nổi tiếng như Mercedes-Benz, BMW, Audi, Porsche, Ferrari, Lamborghini, Bugatti...”, bà Tuyết nhận định.

Tuy nhiên bà Tuyết cũng chỉ rõ, ngay sau khi cam kết bỏ thuế xuất nhập khẩu từ các nước ASEAN, nhiều sản phẩm sản xuất trong nước đã không cạnh tranh nổi với sản phẩm đến từ các quốc gia ASEAN như Thái Lan và Indonesia và đã được thay thế bởi sản phẩm nhập khẩu. "Điều này cũng làm các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam ngày càng gặp nhiều áp lực để duy trì sản xuất và duy trì được thị phần trong các phân khúc đang có hiện diện".

Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Dương Bá Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí, (Bộ Tài chính) cho rằng, thị trường EU là thị trường có tiêu chuẩn cao, khoảng cách địa lý khá xa Việt Nam, vì vậy cơ hội xuất khẩu sẽ khó thành hiện thực nếu doanh nghiệp không đủ năng lực tham gia mạng lưới cung ứng trong lĩnh vực ô tô, xe máy, và khả năng cạnh tranh cao.

Bên cạnh đó, thời gian bảo hộ 7-10 năm mặc dù là tương đối dài nhưng nếu ngành ô tô, xe máy Việt Nam tiếp tục trì trệ, thiếu chủ động trong cải thiện năng lực cạnh tranh thì nguy cơ bị thua trên sân nhà vẫn rất cao. Do đó, các doanh nghiệp ngành ô tô Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các cam kết EVFTA, chuẩn bị các điều kiện để tận dụng các cơ hội từ Hiệp định cũng như sẵn sàng cho tương lai cạnh tranh khi hết lộ trình bảo hộ thuế quan.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thích ứng, TS Lê Huy Khôi, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho biết: Hiện nay, các chính sách về thuế quan, hành lang pháp lý trong lĩnh vực ô tô và linh kiện, phụ tùng nhập khẩu chưa thực sự cân bằng giữa các thị trường.

Cụ thể, đối với các quốc gia ASEAN, Việt Nam đang áp thuế 0% đến hết năm 2027 đối với các mặt hàng linh kiện, phụ tùng ô tô theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Trong quan hệ với Hàn Quốc, theo Nghị định số 125 của Chính phủ, nhiều mặt hàng linh kiện, phụ tùng nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng được áp thuế suất 0% kể từ năm 2022. Theo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA), chính sách về thuế suất thuế nhập khẩu được điều chỉnh giảm dần từ năm 2022 đến năm 2027...

"Với nhiều sự thay đổi đòi hỏi chiến lược phát triển nền công nghiệp ô tô trong nước cũng cần thay đổi triệt để mới có thể theo kịp các quốc gia trong khu vực. Chiếc lược trước đây có phần không hiệu quả do chưa có sự điều chỉnh kịp thời trước những diễn biến liên tục", ông Khôi nhận định.

Các chính sách hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ sẽ là cơ sở để hoạt động sản xuất lắp ráp cũng như thị trường ô tô trong nước sẽ khởi sắc hơn. Ảnh: TL.

Các chính sách hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ sẽ là cơ sở để hoạt động sản xuất lắp ráp cũng như thị trường ô tô trong nước sẽ khởi sắc hơn. Ảnh: TL.

Cần chính sách đột phá để tạo cú huých

Có thể thấy cứ mỗi lần thị trường gặp khó, nhờ vào cú huých hỗ trợ của các chính sách ưu đãi, mức tiêu thụ ô tô có sự khởi sắc. Chính vì vậy giải pháp này dường như luôn được doanh nghiệp “trông ngóng”. Đơn cử, mới đây, ngày 22/5, cùng với Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô, Bộ Tài chính đã đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước trong 4 kỳ tính thuế, với giá trị hỗ trợ 8.560 tỷ đồng. Thời hạn nộp thuế chậm nhất ngày 20/11/2024... góp phần làm giảm chi phí vật tư đầu vào, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, đây chỉ là liều thuốc “cấp cứu” vào những thời điểm đặc biệt khó khăn, do đó cần phải tính tới các giải pháp lâu dài để ngành công nghiệp ô tô nhanh chóng có một “cơ thể” khỏe mạnh vững chắc.

"Để hỗ trợ doanh nghiệp ô tô trong nước trước làn sóng ô tô ngoại ồ ạt vào Việt Nam, việc xây dựng các chính sách dài hơi thời gian tới cần được nghiên cứu thận trọng bao gồm chính sách tài chính, chính sách đầu tư, quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng... đảm bảo tính đồng bộ của các Luật thuế, pháp luật chuyên ngành phù hợp với các cam kết khi tham gia sâu, rộng trong các FTA...", ông Dương Bá Hải cho hay.

Về vấn đề này, ông Lê Huy Khôi lưu ý, cần nghiên cứu, rà soát, cải cách các chính sách thuế, phí (thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc và linh, phụ kiện; thuế tiêu thụ đặc biệt...) bảo đảm khả thi và ổn định lâu dài, phù hợp với các cam kết trong quá trình hội nhập quốc tế.

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Cuộc chiến thương mại toàn diện của Tổng thống Mỹ, Donald Trump, đang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, thế nhưng các nhà đầu tư đã tìm thấy một nơi trú ẩn mới không thể ngờ tới: cổ phiếu Trung Quốc.
3 giờ
Tài chính - Thị Trường
Bamboo Capital vừa thông tin, ông Kou Kok Yiow (Chris), Chủ tịch HĐQT đột ngột từ trần vào ngày 8/3/2025 do bạo bệnh, hưởng thọ 63 tuổi.
4 giờ
Tài chính - Thị Trường
Nếu so với mức giá đóng cửa phiên cuối tuần vừa qua, mức giá mục tiêu được KBSV đưa ra cao hơn 15,6% với 151.900 đồng/cổ phiếu.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu SHB đã bứt phá tăng kịch trần với khối lượng giao dịch khủng hơn 141 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch hơn 1,4 ngàn tỷ đồng và vẫn còn gần 7 triệu đơn vị dư mua thời điểm chốt phiên.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trước tình hình giá xăng dầu thế giới biến động, tỷ giá VND/USD thay đổi và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định phương án điều hành giá xăng dầu để đảm bảo giá xăng dầu trong nước phù hợp với thế giới.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đà tăng mạnh của bộ đôi VHM và VIC đã cho thấy triển vọng tích cực của doanh nghiệp cũng như sự khởi sắc của thị trường chứng khoán trong nước.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thời gian gần đây, chính quyền Mỹ đã triển khai một loạt chính sách thuế quan nhằm bảo vệ nền kinh tế nội địa. Tuy nhiên, thay vì củng cố niềm tin, các biện pháp này lại gây ra sự bất ổn lớn cho các nhà đầu tư.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo dự thảo của TP.HCM, mô hình Trung tâm Tài chính gồm thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, hàng hóa phái sinh.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự lao dốc của các thị trường chứng khoán đã không thể gây tác động đến thị trường trong nước. Dù phải trải qua một phiên căng thẳng giằng co, VN-Index vẫn vững vàng tăng điểm, ngược chiều với đà giảm của nhiều thị trường trên thế giới.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Phiên giao dịch ngày 10/3 trên thị trường chứng khoán Mỹ đã ghi nhận những biến động mạnh mẽ với các chỉ số chính đều giảm sâu. Nhà đầu tư tỏ ra lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế và các chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Đà bán tháo mạnh diễn ra khiến các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite đều chìm trong sắc đỏ.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index - CPI) của Trung Quốc trong tháng 2 đã không đạt kỳ vọng và giảm mạnh nhất trong 13 tháng, trong khi giảm phát giá sản xuất vẫn tiếp diễn, do nhu cầu tiêu dùng theo mùa suy yếu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo SSI Research, nhà đầu tư cần lưu ý với những rủi ro điều chỉnh của thị trường có thể xảy ra từ sự leo thang của cuộc chiến thương mại, đồng USD tăng mạnh trở lại hay áp lực chốt lời khi mùa báo báo kết quả kinh doanh quý 1 đang cận kề.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhiều yếu tố tích cực hội tụ đã đẩy bật thị giá cổ phiếu VIC của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau hơn một năm chủ yếu duy trì xu hướng đi ngang.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Khối ngoại bất ngờ mua ròng sau, cộng với sự bật tăng thanh khoản toàn thị trường đã phát đi tín hiệu tích cực với thị trường chứng khoán trong nước.
1 tuần
Xem thêm