Thứ ba, 25/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bộ Công thương: Việc tiếp tục nhập khẩu các nguyên liệu thô là hoàn toàn chấp nhận được

Huyền Trang
- 17:34, 06/04/2021

(DNTO) - Theo Bộ Công thương, quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều dấu hiệu tích cực. Hiện nay, để phục vụ cho sản xuất trong nước, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu thô để chế biến thành sản phẩm có giá trị cao hơn.

Với những mặt hàng Việt Nam chưa có thế mạnh sản xuất trong nước, hoàn toàn có thể nhập khẩu nguyên liệu thô. Ảnh: T.L.

Với những mặt hàng Việt Nam chưa có thế mạnh sản xuất trong nước, hoàn toàn có thể nhập khẩu nguyên liệu thô. Ảnh: T.L.

Bộ Công thương cho biết, trong suốt 70 năm qua (1951 – 2021), quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á, châu Phi ngày càng được phát triển, với đa dạng hóa nhóm mặt hàng xuất khẩu theo từng thị trường cụ thể và đa dạng hóa thị trường cho các nhóm mặt hàng cụ thể.

Hiện khu vực Đông Bắc Á, ASEAN, Nam Á, Tây Á và Châu Phi vẫn là những thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú và đa dạng cho Việt Nam với các mặt hàng như nguyên phụ liệu dệt may, hóa chất, sắt thép, xăng dầu, khí đốt hay các nhóm mặt hàng mà Việt Nam chưa có thế mạnh sản xuất trong nước.

“Việc nhập khẩu các nguyên liệu thô có giá trị thấp sau đó sản xuất và xuất khẩu hàng hóa thành phẩm có giá trị gia tăng cao hơn là hoàn toàn có thể chấp nhận được trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay”, Bộ Công thương cho biết.

Cũng theo Bộ Công thương, trong suốt 70 năm qua, từ thế bị bao vây, cô lập ở những năm đầu thập kỷ 90, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến nay đã mang một sắc thái mới.

Những năm 1955, các tổ chức kinh tế Việt Nam mới chỉ đặt quan hệ xuất nhập khẩu với các công ty Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Sri Lanka,… và đến năm 1964, miền Bắc đã có quan hệ thương mại với 40 nước so với 10 nước của năm 1955. Tuy nhiên, đặc điểm cơ bản của hoạt động ngoại thương giai đoạn 1955- 1975 là xuất khẩu tăng chậm và xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa, các nước này chiếm từ 85% đến 90% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ta với nước ngoài.

Bắt đầu từ năm 1986, hoạt động ngoại thương của Việt Nam mới thực sự có những bước tiến vượt bậc nhờ thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ xuất nhập khẩu với hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục trên thế giới.

Cụ thể, Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác thương mại với EU; bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ (12-07-1995); Việt Nam đã ra nhập ASEAN (năm 1995). Ngoài ra, nước ta cũng đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế quốc tế. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mở rộng xuất nhập khẩu và hợp tác kinh tế với các nước và các tổ chức kinh tế khu vực.

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương), thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này đã có sự thay đổi rất cơ bản. Quan hệ thương mại với các nước thuộc khu vực châu Á, châu Mỹ, châu Đại dương tăng dần trong xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam; trong khi đó, quan hệ thương mại với khu vực châu Âu, đặc biệt là Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô (cũ) giảm mạnh vào những năm 80 và nửa đầu 1990.

Trong 70 năm, giao thương Việt Nam với các nước trong khu vực đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Ảnh: T.L.

Trong 70 năm, giao thương Việt Nam với các nước trong khu vực đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Ảnh: T.L.

Đến năm 2001-2010, hoạt động ngoại thương của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Đây trở thành cột mốc quan trọng đối với hoạt động thương mại của Việt Nam. Tiếp đó là đàm phán FTA song phương với EU, Nhật Bản, Chi Lê được khởi động và thu được những kết quả quan trọng.

Đến tháng 12/2008, Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản được ký kết. Trong giai đoạn này, các thị trường chủ lực vẫn là Châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Đại Dương. Trong đó, chủ yếu là: ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ.

Giai đoạn năm 2011 – 2020, về cơ bản, khu vực châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu truyền thống, quan trọng của Việt Nam với tỷ trọng ổn định trên dưới 50% trong tổng giá trị xuất khẩu ra thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã và đang không ngừng đa dạng hóa nhóm mặt hàng xuất khẩu theo từng thị trường cụ thể cũng như đa dạng hóa thị trường cho các nhóm mặt hàng cụ thể để linh hoạt với sự thay đổi của nhu cầu thị trường.

So với kế hoạch Chiến lược đề ra, đến hết năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Á và Châu Mỹ vượt mục tiêu đề ra với tỷ trọng chiếm lần lượt là 50,6% và 29,1% (so với kế hoạch là 46% và 25%).

“Chính vì sự chiếm ưu thế mạnh mẽ của các thị trường thuộc khu vực châu Á và châu Mỹ với các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông..., chỉ tiêu tỷ trọng trong xuất khẩu của các châu lục còn lại chưa thể đạt được”, Bộ Công thương cho biết.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Nếu Hoà Phát được ví như "Ngư ông đắc lợi" do hội tụ nhiều yếu tố được hưởng lợi rõ nét thì nhiều doanh nghiệp khác không kém phần lo lắng khi HRC, nguyên liệu đầu vào quan trọng, không còn rẻ.
13 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngày 21/2, phản hồi về việc mấy ngày qua dư luận xã hội lo ngại lãi tiền gửi tiết kiệm có thể bị đánh thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính khẳng định tiếp tục miễn thuế đối với khoản thu nhập này.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường đang duy trì nhiều điểm sáng giúp nhà đầu tư có thể kỳ vọng VN-Index vượt thành trì 1.300 điểm sau một thời gian dài chủ yếu theo xu hướng đi ngang.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu đầu tư công tăng chóng mặt trong bối cảnh đầu tư công trong nước được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, một động lực thúc đẩy tăng trưởng của toàn nền kinh tế.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu có những diễn biến trái chiều trong kì điều chỉnh 20/2.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tín dụng năm nay được nhận định tích cực hơn khi sức hấp thu vốn của nền kinh tế cải thiện, giải ngân tín dụng, vốn bị thắt chặt trong nhiều năm, đang dần được nới lỏng, tín dụng bán buôn tăng tốc.... là động lực cho các ngân hàng "đầu tàu" lên kế hoạch để lập kỷ lục mới về lợi nhuận năm 2025.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các quỹ ETF tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng trong tháng 1/2025, với giá trị rút ròng là hơn 595 tỷ đồng.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xu hướng giao dịch toàn cầu gần đây cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của các thương vụ lớn: khối lượng giao dịch trị giá trên 1 tỷ USD đã tăng 17% trong năm 2024, đồng thời giá trị trung bình của mỗi thương vụ cũng tăng lên đáng kể.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mận Úc chính thức được giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam tại các sự kiện ra mắt ở TP. HCM và Hà Nội.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tiền bắt đầu rút ra khỏi nhiều mã khoáng sản và lan toả sang nhiều nhóm ngành khác đang cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư khi nhóm này đã tăng mạnh thời gian qua.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chính phủ đặt KPI tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025, một con số đầy thách thức giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động. Trong bối cảnh lạm phát và tỷ giá đang chịu nhiều áp lực, việc điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ đóng vai trò quyết định đến khả năng duy trì tăng trưởng bền vững.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việc chính thức đánh thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng có thể khiến giá cả loại hàng hóa này gia tăng, là cơ hội vươn lên của hàng nội địa.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam sẽ cần sự chuẩn bị và nhiều giải pháp để vượt qua giai đoạn thách thức với điểm tựa vững chắc từ nền tảng vĩ mô ổn định trong nước.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng cục hải quan vừa cho hay, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2023. Đây là con số cao nhất trong vòng 14 năm qua, khẳng định vị thế của ngành dừa trên bản đồ xuất khẩu nông sản.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trữ lượng cacao tại các thị trường trao đổi hàng hoá đã xuống mức thấp kỷ lục, ảnh hưởng của đợt khan hiếm dài lâu, và buộc các nhà sản xuất chocolate phục vụ cho lễ Valentine vừa qua phải tìm đến các loại nguyên liệu thay thế.
1 tuần
Xem thêm