Bất chấp tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu, lợi nhuận quý 2 của Lenovo tăng 65%
(DNTO) - Tập đoàn Lenovo của Trung Quốc (nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới) cho biết tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu vẫn là một thách thức lớn kể cả khi công ty thông báo lợi nhuận trong quý 2 tăng 65% vào ngày 4/11.
Lenovo cho biết, họ có khả năng phát triển thị trường bằng cách đảm bảo cung cấp nhiều linh kiện hơn so với những đối thủ cùng ngành, nhưng họ thừa nhận rằng việc thiếu hụt chip đã gây ra "sự chậm trễ trong việc thực hiện những đơn đặt hàng và những đơn backlog (đơn hàng đã được gửi đi nhưng chưa đến thời điểm giao hàng)".
Cổ phiếu của công ty đã giảm 5% sau khi kết quả mà nhà phân tích Gin Yu của Guotai Junan chia sẻ, đã phản ánh những lo ngại về tình trạng thiếu chất bán dẫn vốn đã ảnh hưởng tới ô tô cho đến thiết bị gia dụng, giờ đây cũng đã ảnh hưởng tới các lô hàng PC trên toàn thế giới.
Công ty tư vấn nghiên cứu Gartner cho biết vào tháng trước rằng, tốc độ tăng trưởng của lô hàng PC trên toàn thế giới đã chậm lại trong quý 9 do việc nới lỏng các biện pháp chống Covid-19, đã thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, cũng như tình trạng thiếu chip đã hạn chế đi trên những lô hàng về laptop.
Lenovo hiện vẫn đang giữ danh hiệu nhà cung cấp PC lớn nhất thế giới theo số lượng xuất xưởng. Trong quý 3, thị phần toàn cầu của Lenovo tăng 1,8% lên 23,7%.
Vào ngày 4/11, họ đã báo cáo lợi nhuận quý mà kết thúc vào ngày 30/9 thuộc về cổ đông là 512 triệu USD, cao hơn so với 310 triệu USD của cùng kỳ năm trước.
Theo dữ liệu từ Refinitiv, doanh thu tăng 23% lên 17,9 tỷ USD, cao hơn một chút so với ước tính từ 9 nhà phân tích.
Lenovo cho biết, họ đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số tại Trung Quốc và Mỹ, nhưng lại sụt giảm ở những nơi tại Châu Á Thái Bình Dương. Họ chia sẻ thêm, công ty dự kiến nhu cầu về PC sẽ đạt 340-345 triệu máy/năm trong những năm tới, phù hợp với đánh giá của ngành.
Chủ tịch Yang Yuanqing thông tin, công ty đã tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) lên 60%, và mục tiêu tăng gấp đôi chi tiêu cho R&D được duy trì trong 3 năm.
Chi tiêu cho R&D của công ty gần đây đã bị truyền thông Trung Quốc giám sát chặt chẽ, sau khi công ty này đột ngột rút đơn đăng ký niêm yết cổ phiếu trị giá 10 tỷ nhân dân tệ (1,55 tỷ USD) tại Thượng Hải, vài ngày sau khi được STAR Market của Thượng Hải chấp nhận