Thứ bảy, 15/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Những trang viết sống động về Sài Gòn xưa

Giáng Ngọc
- 15:44, 18/11/2022

(DNTO) - “Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương” tập hợp những bài viết của nhà báo Cù Mai Công về thành phố Hồ Chí Minh trong hai thời kỳ: đô thành Sài Gòn phồn hoa trước năm 1975 và Gia Định thời “rừng rậm, đầm lầy, kinh rạch”, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc.

Mỗi bài viết trong “Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương” như một kết hợp nhuần nhị giữa tạp bút và biên khảo, khi kỷ niệm riêng của những cá nhân được đan xen với tư liệu lịch sử dày dặn, sắc nét.

Từng bài viết về đường phố, khu chợ, hàng cây… là một mảnh ghép ký ức sinh động, thấm đẫm hơi thở cũ xưa và cảm giác hoài niệm về Sài Gòn - Gia Định một thuở.

Bìa 1 tập sách của tác giả Cù Mai Công. Ảnh: HQ

Bìa 1 tập sách của tác giả Cù Mai Công. Ảnh: HQ

Trong phần 1, “Sài Gòn là thương”, tác giả kể về Sài Gòn trong giai đoạn Pháp thuộc cho đến trước năm 1975. “Sài Gòn đối với thế hệ trước 1975 là bánh mì Chợ Cũ, là hình ảnh tà áo dài thướt tha trên con đường Duy Tân ‘cây dài bóng mát’, là thanh âm của những bản nhạc bolero trên đài phát thanh hằng đêm, là giờ giới nghiêm khi thành phố chìm vào tĩnh lặng”, tác giả mở đầu cuốn sách.

Nhiều địa danh, nhân vật lịch sử và văn hoá của thành phố giai đoạn này được tác giả điểm qua thật sự sinh động và hấp dẫn. Đó là ngôi chợ Bến Thành bao lần long đong dời đổi, có lúc bị hủy diệt, là Chợ Cũ hơn một thế kỷ sầm uất trên… vỉa hè với thịt quay bánh mì, cơm thố và cà phê dĩa; đó là đường Catinat (nay là Đồng Khởi), Charner (nay là Nguyễn Huệ) - “đại lộ cà phê”, “phố bánh mì” đầu tiên của Sài Gòn, hay các trường Kiến trúc, Luật khoa cũ với “khung trời đại học” nổi tiếng trong thi ca…

Mỗi địa danh, tác già bày ra cho người đọc những thông tin, câu chuyện ly kỳ, đầy ngạc nhiên. Độc giả sẽ được giải đáp phần nào về gốc gác của cà phê vợt, tại sao gọi là Hồ Con Rùa nhưng lại không có… con rùa nào, hay sự ra đời của các công trình kiến trúc cũ độc đáo của thành phố.

Những trang ký ức sống động về Sài Gòn xưa . Ảnh; HQ

Những trang ký ức sống động về Sài Gòn xưa . Ảnh; HQ

Còn trong phần 2, “Gia Định là nhớ”, tác giả lùi mốc thời gian về xa hơn, thời điểm 300 năm trước, “một thời mà nơi đây vẫn còn là rừng rậm, đầm lầy, kinh rạch”. Để từ đây, bạn đọc như chiêm ngưỡng những thước phim lịch sử hấp dẫn về những biến động thuở vùng đất mới hình thành: những cơn binh lửa hồi thế kỷ 18; trận chiến bi tráng chống Pháp tại Thành Gia Định năm 1859…

Sách còn trình bày về công tác quy hoạch vùng Gia Định qua các thời kỳ: Từ những nét vẽ trục lộ đầu tiên của một người Việt; các thách thức quy hoạch mà người Pháp từng đối mặt; cho đến việc Sài Gòn đã không còn theo ý muốn của nhà quy hoạch từ giữa thập niên 1960 ra sao.  

Tại sao giữa khu trung tâm được người Pháp quy hoạch vuông vức lại có những con đường không theo trật tự nào? Từ khi nào mà những khu ổ chuột xuất hiện bên cạnh những công trình hoa lệ của “Hòn ngọc Viễn Đông”? Bạn đọc sẽ hiểu được phần nào nguồn cội lịch sử cho các vấn đề hạ tầng mà thành phố ngày nay phải đối diện.  

TCBC_GiadinhlanhoSaiGonlathuong (1)

Trong “Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương”, mặc dù trích dẫn tư liệu từ nhiều sử gia, học giả, nhà nghiên cứu, với nhiều hình ảnh tư liệu quý giá, tuy vậy, tác phẩm không khô cứng như… sách giáo khoa lịch sử, mà rất gần gũi, dễ “vào”, một phần nhờ giọng văn như kể - bình dân, mộc mạc, rất Sài Gòn của Cù Mai Công.  

Cạnh đó, màu sắc riêng của tác phẩm còn nằm ở những mẩu chuyện thị dân được các nhân vật trong sách kể lại, thu thập. Và cả nhiều ký ức riêng của chính tác giả: từ mùi cà phê nóng ở Chợ Cũ, con đường rợp cây lá thuở nhỏ cùng gia đình đi chơi Sở Thú, cho đến khung trời bình yên, mát rượi dưới những tàng cây sao dầu ở cơ quan cũ… 

Với bao kỷ niệm, hổi ức riêng đó, một thế hệ bạn đọc 6x, 7x sẽ được dẫn dắt để nhớ về từng hàng cây, con đường, khung trời cũ. Còn người trẻ ngày nay cũng bồi hồi nhận ra lịch sử thành phố này lẫn ký ức của những thế hệ trước thật mênh mông, nhiều lớp lang văn hoá và cảm xúc.

Chợ Bến Thành ngày xưa. Ảnh: TL

Chợ Bến Thành ngày xưa. Ảnh: TL

Trải qua hơn 300 năm, vùng đất Sài Gòn - Gia Định năm xưa giờ đã trở thành một “siêu đô thị” của hơn 10 triệu người sinh sống với nhiều thay đổi. “Đường Dưới - con đường nhỏ hẹp và ẩm ướt từ Sài Gòn vào Chợ Lớn xưa kia - nay đã trở thành đại lộ Đông Tây với hơn 10 làn xe”, Cù Mai Công dẫn chứng. Đáng tiếc thay, nhiều địa danh, công trình kiến trúc, câu chuyện và nề nếp văn hoá độc đáo được đề cập trong cuốn sách đã không còn dễ tìm ở hiện tại.

Khi đọc sách và nhìn vào biến chuyển không ngừng theo dòng thời gian, người đọc ắt sẽ đồng cảm với cái cảm giác ngậm ngùi, tiếc nhớ không thể che giấu của tác giả: “Dẫu biết rằng ‘cái cũ không đi sao cái mới lại’, nhưng chứng kiến một phần đời của mình mất đi, ai mà không cảm thấy tiếc nuối, huống chi đó là kỷ niệm của nhiều thế hệ”.

Nguyên bản đồ Gia Định - Sài Gòn - Chợ Lớn do Trần Văn Học vẽ năm 1815, việt hóa bởi Nguyễn Đình Đầu - Ảnh tư liệu

Nguyên bản đồ Gia Định - Sài Gòn - Chợ Lớn do Trần Văn Học vẽ năm 1815, việt hóa bởi Nguyễn Đình Đầu - Ảnh tư liệu

Cuốn sách nhẹ nhàng đặt ra nhiều suy ngẫm về những nét văn hoá, lịch sử vàng son - “những viên ngọc quý” của TP.HCM vẫn còn hiện diện - điều mà mọi thế hệ luôn cần thận trọng giữ gìn, ghi nhớ trên từng chặng đường phát triển, đô thị hoá.

“Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương” là tập sách đầu tiên của một serie sách mà First News – Trí Việt sẽ phối hợp với tác giả Cù Mai Công để thực hiện trong thời gian tới, gồm: Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó tập 2, Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó tập 3…

Đặc biệt, lần đầu tiên sau 25 năm, sáu tập “Sài Gòn by night” sẽ được tái bản. Đây là những tập sách best seller ra liên tục trong sáu năm 1997 – 2002 của tác giả Cù Mai Công, ít nhiều gây “chấn động” dư luận thời kỳ đó. Số lượng in mỗi lần 15.000 – 20.000 bản đã hết ngay trong một tuần.

Dù lúc ấy có nhiều đề nghị tái bản nhưng do nhiều lý do, tác giả đã không thực hiện được. Các tập sách này đã được đưa vào giảng dạy môn phóng sự ở nhiều trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam và đại sứ Mỹ ở Việt Nam lúc ấy đã phải tìm mua. 

Lần tái bản đầu tiên này, không chỉ in lại những bài báo về một Sài Gòn về đêm của giới trẻ “ăn chơi” lúc đó mà cũng là lần đầu tiên, tác giả công khai “bí mật hậu trường” của những bài phóng sự ấy. 

 

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Hỏa hoạn ở các tòa nhà, chung cư, trung tâm thương mại, quán karaoke… bấy lâu là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân. Bởi ở đó, con số thương vong thường rất lớn. Đã có nhiều biện pháp, quy định nhanh chóng ra đời để đối phó, xử lý, ngăn chặn nhưng cháy vẫn cứ tiếp diễn.
11 giờ
Văn hoá - Xã hội
Sức nóng của cuộc thi cá nhân hóa VinFast VF 3 - “Sáng tạo Chất riêng, Độc bản Cá tính” – ngày càng tăng khi vòng bình chọn online trên Fanpage VinFast hé lộ những thiết kế xe “đỉnh nóc”.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ngày 13/3, Glico Việt Nam tổ chức họp báo “Sức mạnh da kề da từ ngày đầu tiên”, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về một phương pháp thực hành đơn giản và mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp bé yêu khởi đầu khỏe mạnh và vững vàng hơn.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, đã phối hợp cùng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) tổ chức các buổi gặp gỡ cùng các đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam để ủng hộ và động viên các cầu thủ trong quá trình chuẩn bị cho các mùa giải diễn ra trong năm 2025.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Với 700 tác phẩm được chọn lựa từ di sản 3.000 chất liệu và ký hoạ đồ sộ của hoạ sĩ Huỳnh Phương Đông, chuỗi triển lãm Hành trình Huỳnh Phương Đông do gia đình hoạ sĩ, các bảo tàng và SANN – The House Of Art phối hợp tổ chức là sự kiện có quy mô lớn nhất về cố hoạ sĩ.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Vương Anh Tú và Myra Trần đã ra mắt MV ‘Ngày hai đứa chung nhà’. Dù đã từng hát cùng nhau trên nhiều sân khấu nhưng đây là lần đầu tiên cả hai kết hợp trong một MV. Đặc biệt hơn nữa, cả hai còn làm đám cưới, cùng nhau bước vào lễ đường trong sản phẩm này.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Nghệ sĩ Quý Bình qua đời đến hôm nay, theo phong tục dân gian phía Nam, là đã “kéo cửa mả” nếu địa táng. Nôm na là từ hôm nay, linh hồn của cố nghệ sĩ đã bắt đầu siêu thăng về nơi tịnh độ. Rất mong mọi người hãy để anh nhẹ nhàng bay đi đừng làm tổn thương bất kỳ người thân nào của anh ấy. Bởi vì nghĩa tử là nghĩa tận.   
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Trên con đường âm nhạc với 20 năm chinh phục khán giả, Hà Anh Tuấn đã luôn biết chọn lối đi vững chắc và khác biệt. Sau hai đêm concert Sketch a rose diễn ra 8 và 9/3 tại TP.HCM, có thể nói anh đã ghi dấu ấn với đẳng cấp vượt trội
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Tối 9/3, chung kết cuộc thi Miss Global - Hoa hậu Toàn cầu diễn ra tại Thái Lan. Nguyễn Đình Như Vân đã xuất sắc đăng quang danh hiệu cao nhất.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Quảng cáo đem lại khoản thu nhập lớn cho các nghệ sĩ Việt nhưng cũng dễ dàng hủy hoại hình ảnh của họ. Tuy nhiên, “bài học xương máu” của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đi trước vẫn không thức tỉnh được người đi sau.
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ngô Thanh Huyền - Quán quân Sao Mai 2013 đánh dấu sự trở lại sau 10 năm vắng bóng bằng MV Xóa ký ức về anh, được trình làng vào tối 8/3. Nữ ca sĩ 9X cũng không ngần ngại tiết lộ đây là sáng tác của mình dựa trên câu chuyện có thật.
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Nữ ca sĩ không ngừng lau nước mắt, xúc động khi suất chiếu đầu tiên của bộ phim tài liệu Chúng ta là người Việt Nam nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt. Hành trình 2 năm hoàn thiện, bộ phim cho thấy công sức cũng như tâm huyết Hoàng Thuỳ Linh dành cho hành trình âm nhạc.
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Sau 8 năm im hơi lặng tiếng, nữ ca sĩ Đinh Hương đã trở lại đường đua âm nhạc trong dự án mới được đầu tư công phu, đầy tâm huyết, Album Black Magic Woman đã cho thấy rõ hơn về hành trình sáng tạo và tầm nhìn mà cô muốn truyền tải với sự nữ tính, trưởng thành.
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Sau nhiều đóng góp với tâm huyết dành cho những người trẻ, chương trình Trẻ Concert do Dược sĩ Tiến và ekip thực hiện đã nhận được những ghi nhận đầu tiên. Tại giải thưởng Cống hiến 2025, chương trình đã nhận được giải thưởng Án tượng, tạo thêm động lực cho nhà tổ chức.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Cuộc cách mạng nữ quyền vào giữa thế kỷ XX của nhân loại đã kéo người phụ nữ bước ra mọi sân chơi trước đây chỉ dành cho đàn ông, từ đấu trường chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… đến cầm vô lăng ô tô, thậm chí cầm… súng. Có phải sự trỗi dậy này đã đẻ ra một  “tầng lớp” phụ nữ gia trưởng, lạm quyền và ưa dùng vũ lực?    
1 tuần
Xem thêm