Thứ bảy, 24/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nếu người dân không tuân thủ giãn cách, TP.HCM sẽ vỡ trận

Hoài Thu
- 06:54, 09/07/2021

(DNTO) - Ủng hộ quyết định giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo Chỉ thị 16, các chuyên gia, đại biểu Quốc hội mong người dân tuân thủ nghiêm giãn cách để giúp TP sớm kiểm soát dịch.

0h ngày 9/7, TP.HCM chính thức giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16. Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc họp ngày 8/7 với TP.HCM đã nói "việc chống dịch ở thành phố là chưa từng có tiền lệ". Lãnh đạo thành phố khi đưa ra quyết định thì chia sẻ sự khó khăn và "phải trăn trở, cân nhắc rất nhiều".

Song chính sách có hiệu quả hay không, lại phụ thuộc không nhỏ vào ý thức chấp hành của mỗi người dân.

Người cách ly với người, các gia đình "cửa đóng then cài"

Dẫn thực tế hơn một tháng qua, TP.HCM đã giãn cách theo Chỉ thị 15, một số nơi áp dụng Chỉ thị 16, nhưng người dân chưa thực hiện nghiêm, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng đó là một phần nguyên nhân khiến dịch ở TP.HCM kéo dài, ngày càng phức tạp.

Khi làm việc với một số quận, huyện của TP.HCM trước khi chuẩn bị giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhắc lại hiện tượng tập trung đông người ở điểm tiêm vaccine và lấy mẫu xét nghiệm. Theo ông, nếu không tuân thủ đầy đủ quy định giãn cách, vẫn để tập trung đông người thì nguy cơ lây nhiễm rất cao.

"Cả thành phố không thể an toàn nếu chỉ một chỗ sơ suất”, Phó thủ tướng lưu ý.

Nêu nguyên tắc “người cách ly với người”, các gia đình phải “cửa đóng then cài”, PGS.TS Trần Đắc Phu góp ý TP.HCM cần giải pháp quyết liệt hơn để người dân thực hiện nghiêm quy định giãn cách.

Rút kinh nghiệm từ thực tế giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 một tháng qua ở TP.HCM, các chuyên gia góp ý thành phố cần giải pháp mạnh để người dân thực hiện nghiêm quy định giãn cách. Ảnh: Quỳnh Danh.

Rút kinh nghiệm từ thực tế giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 một tháng qua ở TP.HCM, các chuyên gia góp ý thành phố cần giải pháp mạnh để người dân thực hiện nghiêm quy định giãn cách. Ảnh: Quỳnh Danh.

Dưới góc độ chuyên môn, ông phân tích mục tiêu của giãn cách xã hội là cắt đứt chuỗi lây nhiễm thông qua việc hạn chế tiếp xúc giữa người với người. Vì vậy, nếu giãn cách hiệu quả, các chuỗi lây nhiễm sớm được cắt đứt, sự lây lan của dịch giảm dần.

"Có thể hỗ trợ cụ thể bằng cách phát đồ ăn cho người dân 2 lần/tuần để đảm bảo tối thiểu rằng không ai bị đói".

Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh

Chia sẻ về việc cách ly xã hội toàn thành phố là điều không ai mong muốn, ông Phu khuyến cáo 15 ngày là khoảng thời gian “quý” để TP.HCM dập dịch. Vì vậy, mỗi người dân, mỗi gia đình cần thực hiện nghiêm quy định này, hạn chế tập trung đông người ngay từ phạm vi gia đình.

Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, Đại học Sydney (Australia), nhắc lại theo tinh thần của Chỉ thị 16, người dân nên ở nhà và chỉ ra ngoài nếu thật sự cần thiết như mua thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; hoặc làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (những nơi không bị đóng cửa, dừng hoạt động).

Người dân TP.HCM thì cần chuẩn bị, mua đủ nhu yếu phẩm dùng trong 15 ngày để giảm mật độ đi lại.

Về phía chính quyền, thành phố cần có kế hoạch cụ thể hỗ trợ kinh tế cho người dân bị ảnh hưởng bởi các biện pháp cách ly xã hội. Có thể hỗ trợ cụ thể bằng cách phát đồ ăn cho người dân 2 lần/tuần để đảm bảo tối thiểu rằng không ai bị đói.

“Nếu chính quyền không đảm bảo được những hỗ trợ tối thiểu thì không thể bắt người dân chịu đói nghe theo mình, cũng không thể xử lý được đợt dịch này”, nữ tiến sĩ chia sẻ.

Hỗ trợ tận tay những người khó khăn

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng tình hình dịch bệnh của cả nước, đặc biệt là TP.HCM, đang diễn biến rất phức tạp. Mỗi ngày có rất nhiều ca nhiễm ngoài cộng đồng.

Trong khi đó, TP.HCM là đầu tàu kinh tế, nếu bị giãn cách sẽ ảnh hưởng tới cả nước, nhất là ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, sinh hoạt của người dân thành phố.

“Nhưng thời điểm này, bối cảnh này bắt buộc TP.HCM phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Đó là giải pháp hữu hiệu, hợp lý để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lây nhiễm và phát triển các ổ dịch trên địa bàn”, ông Hòa nêu quan điểm.

TP.HCM đông dân nhất cả nước với một nền kinh tế động và mở, ý thức của người dân sẽ đóng góp một phần rất quan trọng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ảnh: Quỳnh Danh.

TP.HCM đông dân nhất cả nước với một nền kinh tế động và mở, ý thức của người dân sẽ đóng góp một phần rất quan trọng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ảnh: Quỳnh Danh.

Ông Hòa hy vọng người dân TP.HCM sẽ thông cảm, hiểu cho hoàn cảnh khó khăn, phức tạp hiện tại. Bởi với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe người dân, lãnh đạo TP.HCM đã phải rất khó khăn khi ban hành quy định ngặt nghèo này, mong muốn người dân sẽ cùng chính quyền chung tay chống dịch.

"Nếu người dân chủ quan, không tuân thủ giãn cách, TP.HCM sẽ “vỡ trận”.

Đại biểu Phạm Văn Hòa

Vị đại biểu cảnh báo nếu người dân chủ quan, không tuân thủ giãn cách, TP.HCM sẽ “vỡ trận”. Vì đây là thành phố đông dân nhất cả nước với một nền kinh tế động và mở, ý thức của người dân sẽ đóng góp một phần rất quan trọng.

"Đã giãn cách phải giãn cách thật nghiêm” cũng là tinh thần được Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt tới lãnh đạo TP.HCM sau khi ông đồng ý cho TP áp dụng Chỉ thị 16. Theo người đứng đầu Chính phủ, TP.HCM cần triển khai Chỉ thị 16 quyết liệt, hiệu quả hơn.

“Chỉ cần người dân tuân thủ giãn cách, chấp nhận khó khăn để ở nhà 15 ngày, TP.HCM sẽ sớm kiểm soát, ngăn chặn được dịch và ổn định tình hình", đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Chia sẻ với tâm tư của người dân khi bị hạn chế các hoạt động, song đại biểu Hòa nhấn mạnh nếu không chấp nhận hy sinh trong thời gian ngắn thì sẽ phải chịu thiệt hại, khó khăn kéo dài.

Với Chỉ thị 16, ông cho rằng rất nhiều hoạt động bị ngưng trệ, nhiều người rất khó khăn để duy trì, xoay xở trong nửa tháng nên chính quyền TP cần quan tâm tới cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Với gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng của Chính phủ, đại biểu tỉnh Đồng Tháp góp ý phải cắt bỏ tối đa thủ tục, rào cản để làm sao chuyển tới tay người dân, doanh nghiệp nhanh nhất, đặc biệt là với người nghèo, người mất việc, không có thu nhập hay những doanh nghiệp không thể sản xuất được…

Vấn đề này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt lưu tâm. Ông yêu cầu TP.HCM dành sự quan tâm tới người lao động mất việc, người nghèo, người yếu thế trên địa bàn; không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các nhu cầu thiết yếu tối thiểu...

"Dành tất cả những gì tốt nhất cho TPHCM chống dịch", Thủ tướng nói trong cuộc họp ngày 8/7 với lãnh đạo TP.HCM.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức, đơn vị cung ứng hàng hóa phải chuyển đổi biện pháp để giúp người dân đảm bảo sinh hoạt tối thiểu khi giãn cách. Ảnh: Phạm Ngôn.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức, đơn vị cung ứng hàng hóa phải chuyển đổi biện pháp để giúp người dân đảm bảo sinh hoạt tối thiểu khi giãn cách. Ảnh: Phạm Ngôn.

Cũng trong ngày 8/7, một ngày trước khi Chỉ thị 16 được áp dụng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM đã nhấn mạnh đây không phải "liều thuốc tiên" để đẩy lùi ngay Covid-19. Việc thực hiện nghiêm túc, quyết liệt mới mang lại kết quả. Ông mong từng người dân, gia đình đồng tình, thực hiện nghiêm giải pháp này.

"Dành tất cả những gì tốt nhất cho TP.HCM chống dịch".

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Chia sẻ với lãnh đạo TP.HCM, Phó ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng nhận định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là biện pháp mạnh, song không phải “chiếc đũa thần” có giá trị tuyệt đối. Theo ông, người dân cần hy sinh một số lợi ích, thậm chí chấp nhận thiệt thòi để ở nhà trong thời gian giãn cách. Chỉ khi tất cả thực hiện nghiêm, giải pháp này mới có hiệu quả.

Không chỉ vậy, theo ông Nhưỡng, giãn cách theo Chỉ thị 16 sẽ còn ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế. Với định hướng thực hiện mục tiêu kép, ông cho rằng doanh nghiệp nào còn năng lực và khả năng sản xuất phải cố gắng giữ nhịp, không để đứt gãy chuỗi cung ứng.

Muốn vậy, cách tốt nhất là nên tổ chức cho công nhân, người lao động làm việc và sinh hoạt tại chỗ, chấp nhận thiệt thòi không được đi lại tự do, thoải mái.

“Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp phải tự chủ, đặt trong bối cảnh như thời chiến, tận dụng mọi tiềm năng, năng lực và cơ hội để tiếp tục sản xuất”, ông Nhưỡng nói.

Để giúp người dân yên tâm giãn cách, ông Nhưỡng nhấn mạnh các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức, đơn vị cung ứng hàng hóa phải chuyển đổi biện pháp để giúp người dân đảm bảo sinh hoạt tối thiểu, không gặp khó khăn hay thiếu thốn hàng hóa, lương thực, thực phẩm.

Những giải pháp chống dịch chính quyền thành phố đưa ra cần được kiểm tra, giám sát thường xuyên và xử lý thật nghiêm các vi phạm.

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Tối 22/5, Lễ trao giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản – Music Awards Japan (MAJ) 2025 diễn ra tại Nhà hát ROHM Kyoto, BTC giải thưởng MAJ 2025 đã chính thức công bố và trao tặng giải thưởng cho nghệ sĩ 6 quốc gia. Ca sĩ Tùng Dương của Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng này.
5 giờ
Văn hoá - Xã hội
Một nhóm nam sinh tự lên ý tưởng và rủ nhau đi quay clip về việc cứu người tự tử với mục đích truyền tải thông điệp "Facebook có lợi hay có hại". Nhưng không may bị đuối nước khiến 2 người thiệt mạng. Hiện trường là một hồ nước ở huyện Thạch Thất - Hà Nội. Mới hay, mọi thành công đều bắt nguồn từ một ý tưởng tốt. Nhưng để biến ý tưởng thành hiện thực, đòi hỏi phải trang bị một bộ kỹ năng vững chắc.  
5 giờ
Văn hoá - Xã hội
Nhằm đáp ứng nhu cầu bạn đọc tiệm cận với hình thức các nhà sách hiện đại, Fahasa đã đầu tư nâng cấp, đưa vào hoạt động Nhà sách Phú Nhuận và Gò Vấp với nhiều tính năng ưu việt.
6 giờ
Văn hoá - Xã hội
Trên hành trình bảo tồn rùa biển, mỗi khoảnh khắc kỳ diệu đều là một lời nhắc nhở về vẻ đẹp mong manh của tự nhiên, và trách nhiệm gìn giữ thuộc về con người.
17 giờ
Văn hoá - Xã hội
Sau khi chính thức trở thành Đại sứ Festival Hoa Lan 2025, Hoa hậu Quế Anh tiếp tục gây ấn tượng tại Vietnam Floral Show 2025 với phần trình diễn đầy cảm xúc trong bộ trang phục dạ hội được thiết kế lấy cảm hứng từ hoa lan – loài hoa tượng trưng cho sự kiêu hãnh và thanh cao.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Chiều ngày 21/5 ca sĩ Hà Nhi tổ chức buổi ra mắt MV Sau ngần ấy năm- một bản ballad sâu lắng đánh dấu bước chuyển mình trong âm nhạc lẫn cảm xúc. Đây cũng là buổi họp báo đầu tiên trong sự nghiệp của nữ ca sĩ gốc Nghệ An sau 10 năm ca hát.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Hoa hậu Ý Nhi vừa hoàn thành vòng thi đầu tiên của Head To Head Challenge. Đại diện Việt Nam giới thiệu dự án tặng tủ sách “Heart To Head” đến Miss World, bày tỏ khát vọng nuôi dưỡng và chắp cánh ước mơ cho trẻ em Việt Nam.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Xuất hiện trong Gala Nhạc Việt Chat, ca sĩ Phương Thanh đã có những chia sẻ sâu sắc, chân thật về hành trình “tái sinh” sau hơn một thập kỷ đầy biến động, khẳng định sự trở lại không chỉ với âm nhạc mà còn là một hành trình chữa lành, chiêm nghiệm và cống hiến.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Đại nhạc hội Mega Booming - Huế 2025 đang trở thành tâm điểm chú ý của giới yêu nhạc và du lịch cả nước với quy mô hoành tráng cùng dàn nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, đánh dấu một trong những đại nhạc hội lớn nhất từng được tổ chức tại Huế.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Không xuất hiện trên sân khấu, không có ánh đèn chiếu vào, không nhiều người biết tới tên tuổi nhưng không có vai trò người quản lý , chưa chắc show diễn đã có thể bắt đầu. Đỗ Quang Chí – người đứng sau nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã nói về hành trình đặc biệt của nghề này.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ca sĩ Đan Trường thu hút sự chú ý khi xác nhận sẽ góp mặt trong Sing! Asia 2025 - chương trình âm nhạc của Trung Quốc quy tụ đông đảo dàn nghệ sĩ đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 20/5, ông Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Giải đi bộ - chạy bộ “Tự hào Thành phố tôi yêu” Cúp Agribank 2025 sẽ chính thức xuất phát vào ngày 15/6/2025 tại TP. Hồ Chí Minh với khoảng 6.000 VĐV tham gia.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Một công việc ổn định và thêm một nghề tay trái - “Side job” - trong thời đại mà mọi thứ biến chuyển nhanh như chớp, đang là xu hướng của các bạn trẻ. Việc kết hợp công việc chính và nghề tay trái không chỉ là một cơ hội để phát triển, thỏa mãn đam mê cá nhân mà còn giúp gia tăng thu nhập. Thậm chí nhiều người còn vượt qua giai đoạn khó khăn tài chính nhờ có nghề tay trái.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
"Hộ linh tráng sĩ - Bí ẩn mộ Vua Đinh” đã có mặt tại Liên hoan phim Cannes, để giới thiệu đến các nhà phát hành phim trên thế giới trong hội thảo, tiệc Vietnam Cine Cocktail, tại gian hàng Việt Nam ở chợ phim cũng như trực tiếp đến nhiều khách hàng tiềm năng.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Trong khuôn khổ Lễ báo công dâng Bác và Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VIII, ca sĩ Phương Mỹ Chi đã được tuyên dương và nhận Huy hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” – một dấu mốc đặc biệt ghi nhận hành trình hơn 10 năm hoạt động nghệ thuật gắn liền với âm nhạc truyền thống của nữ ca sĩ genz
4 ngày
Xem thêm