Thứ năm, 01/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Muốn có một 'thành phố số' phải có những 'công dân số'

Lương Gia Cát Tường
- 09:00, 22/01/2023

(DNTO) - Một giấc mơ đã trở thành hiện thực. Vẫn còn thời gian để chúng ta hằng tin hiện thực ấy sẽ lung linh, tỏa sáng hơn bởi nét đẹp hiện đại, văn minh, như vẫn luôn tin và ấp ủ về một thành phố phía Đông, thành phố Thủ Đức trong lòng TP.HCM.

Khu đô thị Sala, quận 2, một trong những khu đô thị hiện đại của TP. Thủ Đức. Ảnh: Trần Linh

Khu đô thị Sala, quận 2, một trong những khu đô thị hiện đại của TP. Thủ Đức. Ảnh: Trần Linh

Một. 

Thật ra từ thập niên 1960, Thủ Đức đã ấp ủ giấc mơ kiến tạo, đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng hoài bão này. Nhưng chiến cuộc ngày một căng thẳng, Thủ Đức là vùng ven, bom đạn ngày một áp sát; sau đó là những ngổn ngang bất định của thời hậu chiến khiến giấc mơ kia như một bào thai quá kỳ sinh nở...

Cho đến cuối năm 2020, trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ là quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức, Thủ Đức đã trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố, trực thuộc trung ương.

Đại lộ Phạm Văn Đồng có tổng chiều dài 12,211 km. Ảnh: Trần Linh

Đại lộ Phạm Văn Đồng có tổng chiều dài 12,211 km. Ảnh: Trần Linh

Ngày 1/1/ 2023, Thành phố Thủ Đức tròn 2 tuổi. Trước đó, cuộc đổ bộ của các ông lớn bất động sản với hàng loạt dự án cao cấp từ khi “phong thanh” Thủ Đức sẽ “lên” thành  phố là một trong những tấm áo mới khoác lên cơ thể một thành phố vừa vươn vai chuyển mình, thực hiện ước mơ trở thành nơi đáng sống. 

Một thành phố trong thành phố được kỳ vọng là một đô thị sáng tạo, tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, logistics hậu cần...; là một khu vực dẫn dắt kinh tế tri thức của vùng, hiểu nôm na đó là mô hình thành phố “Số hóa” (digitalization) làm hạt nhân thúc đẩy kinh tế TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên những nền tảng có sẵn. Đó sẽ là thành phố với nhiều khu đô thị khang trang hiện đại, với công nghệ quản lý thông minh cho ra đời các trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế, phát triển công nghệ cao…

Tất nhiên, để giấc mơ mau chóng thành hiện thực còn tùy thuộc vào trí tuệ, tầm nhìn và tấm lòng của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia; phụ thuộc vào bộ máy tổ chức chính quyền, những người lãnh đạo đủ tài năng và cơ chế hoạt động hiệu quả. Cuối cùng, quan trọng, thời gian là kế sách để nhanh chóng “nâng tầm” người dân cấp quận thành thị dân thành phố, chứ không phải ngủ một đêm thức dậy biến thành cư dân TP. Thủ Đức.    

Hai. 

Cùng với niềm tin, hy vọng và sự hứng khởi đón chào một tương lai mới, đại bộ phận người dân Thủ Đức -  những cư dân bao đời sinh ra, lớn lên, lập nghiệp trên mảnh đất này- thì giấc mơ của họ về một thành phố Thủ Đức lại rất “đời thường”. Đó là sự giàu có sung túc, hạnh phúc bình an thuộc về người dân; Là cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường sống thanh sạch thuộc về người dân; Là câu “đồng dao” dễ thương “What's your name? – Mai nem Thủ Đức!”, nhắc nhớ về một món ăn đặc sản độc đáo, “ngon nhức nhối” của Thủ Đức đã trở thành huyền thoại; Là vùng đất trồng mai vàng nức tiếng đã trở thành nghề cha truyền con nối; Là câu chơi chữ “Trai Thủ Đức năm canh thức đủ/ Gái Đồng Tranh sáu khắc đành trông” diễn tả mối tình cách trở của trai Thủ Đức với gái Đồng Tranh; Là giấc mơ về những cái “làng” - đơn vị ngụ cư cổ truyền - giữa lòng thành phố như làng đại học, làng báo chí, là nỗi lo sợ về những cánh đồng gắn bó với họ như máu thịt dần trở thành các cao ốc, tòa nhà, khu dân cư mà vốn là dân lao động chân lấm tay bùn, họ không kịp trở thành thị dân của một thành phố siêu hiện đại.

Một góc phường Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức. Ảnh: Trần Linh

Một góc phường Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức. Ảnh: Trần Linh

Trở lại Hiệp Bình Phước, nơi ngày xưa chó chạy đến buồn ngủ ngáp dài ngáp vắn cũng chưa giáp cánh đồng - “Cánh đồng chó ngáp”, hay dạo qua phường Phú Hữu nơi tọa lạc căn cứ Vùng bưng 6 xã… mới biết, cái chất nông dân đã ăn vào máu thịt người dân nơi đây. Gia đình bà Tư Luông nhiều năm sinh sống bằng nghề trồng rau. Gần đây nhiều người tìm đến hỏi mua đất nhà bà để xây biệt thự vì vị trí đẹp. Nghe họ ngã giá, bà cũng ham nhưng lo lắng nhiều hơn. Không có đất lấy gì trồng rau, rồi con cái bà làm nghề gì để sống trong khi chữ nghĩa đựng không đầy lá mít.  

“Nghe nói mai mốt đường sá thông thương, to, rộng, toàn nhà lầu xe hơi, nhiều tiện ích, dịch vụ, muốn mần cái gì chỉ cần lấy điện thoại ra quẹt quẹt là xong. Ham, nhưng cũng lo lắm. Lo không biết mình có xài được mấy cái thứ máy móc văn minh hiện đại đó hay không”, giọng bà Tư Luông chùng xuống, lo lắng.

Từ cù lao Long Phước (phường Long Phước, quận 9 cũ) qua cầu Trường Phước để đi chợ Trường Thạnh (phường Trường Thạnh) bằng xe buýt, đi xa nhưng chị Sáu Biên nói chị quen rồi. Ra chợ gặp được nhiều người quen, hỏi nhau một câu, cười với nhau một cái, được trả giá kì kèo, thêm cọng hành trái ớt… “Siêu thị dành cho mấy người có tiền chứ như công nhân, người lao động nghèo thì chợ chồm hổm với hàng rong vẫn ngon hơn”.

Về Tam Hà, nơi tập trung dân di cư đông nhất ở Thủ Đức, họ vào đây mang theo nhiều nghề truyền thống. Lo sợ cái “thành phố số” thành hình không biết mấy cái nghề làm giá đỗ, làm đậu phụ, may vá… của mình sẽ ra sao là nỗi niềm của người dân Tam Hà đằng sau háo hức vui mừng, hãnh diện trở thành thị dân.    

Về xóm đạo Tam Hà mùa Giáng sinh, khi khắp các ngả đường hẻm to, hẻm nhỏ được trang hoàng đèn hoa lung linh mới thấy hết sự bình yên thư thái. Mới thấy dù có sốt ruột, có nóng lòng nhưng giấc mơ biến thành phố trong thành phố trở thành “thành phố thông minh” sẽ không phải là ngày một ngày hai, nhưng con đường ấy đã khai thông và đã đi, ắt sẽ tới.

Phát triển vốn là quy luật của xã hội, nhưng muốn có một “thành phố số” phải có những “công dân số”. Những “công dân số” không bị cơn lũ đô thị hóa ào ạt cuốn đi với bê tông cốt thép, không bị cuốn phăng những giá trị đã trở thành hồn cốt của một vùng đất… cũng là mong muốn chính đáng của cư dân nơi mảnh đất cửa ngõ phía Đông này.

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Các hoa hậu Bảo Ngọc, Thanh Thủy, Tiểu Vy, Kiều Duy, Nam vương Tuấn Ngọc xuất hiện trong hoạt động diễu binh, diễu hành chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Vạn Hạnh Mall là điểm đến mua sắm vui chơi được yêu thích của đông đảo người dân TP.HCM. Trung tâm hoạt động từ năm 2018, với quy mô 1 tầng hầm và 7 tầng thương mại, Vạn Hạnh Mall hiện có hơn 1.000 CBCNV, hàng trăm nhãn hàng/ thương hiệu lớn nhỏ đang hoạt động. Mới đây, Vạn Hạnh Mall đã gửi đến khách hàng của mình hai bức tâm thư được cư dân mạng rất quan tâm với nội dung đầy nhân văn và trí tuệ.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hoa hậu Lương Thùy Linh đã thực hiện một bộ ảnh đặc biệt mang đậm giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Hòa cùng không khí trọng đại của kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, Nam vương Phạm Tuấn Ngọc vừa giới thiệu dự án âm nhạc đầy tâm huyết Hào Khí Việt Nam.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Chỉ sau vài ngày mở bán vé sớm, tác phẩm của đạo diễn Lý Hải trở thành hiện tượng với số lượng vé đặt trước 'khủng' với 131 ngàn vé, kỷ lục của Lật mặt 8: Vòng tay nắng càng khẳng định khán giả đang dần tin tưởng hơn vào chất lượng của ngành điện ảnh nước nhà.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Hòa cùng không khí rộn ràng của dịp lễ 30/4 và 1/5, thương hiệu cà phê nguyên chất K Coffee chính thức khai trương cửa hàng thứ hai tại số 8 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, khẳng định vị thế thương hiệu cà phê nguyên chất đẳng cấp.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Hoa hậu Hoàng Thanh Nga hăng hái tham gia các chương trình tiếp sức cho cán bộ, chiến sĩ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
NTK Trần Phương Hoa đã ra mắt bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ. Đây là bộ sưu tập đầu tiên của nhà thiết kế Trần Phương Hoa ra mắt tại Việt Nam, được trình diễn bởi những người mẫu đặc biệt là các đại sứ và phu nhân các nước tại Việt Nam.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Chào mừng đại lễ 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, T Production ra mắt sản phẩm âm nhạc đặc biệt mang tên Sài Gòn tôi đó (Ho Chi Minh City We Love). Dự án do ba giọng ca nổi bật của làng nhạc Việt là Thanh Ngọc, Võ Hạ Trâm và Dương Hoàng Yến thực hiện.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Các sản phẩm du lịch mới Hạ Long hiện nay ngày càng phong phú, từ những tour du thuyền cao cấp, những chương trình âm nhạc sống động, đến các hoạt động ngoài trời hấp dẫn.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Một bữa tối bên bến cảng, có vị mặn của biển, vị cay của nước chấm và một chút âm nhạc phía sau lưng – đôi khi, đó là tất cả những gì một người trẻ cần để nhớ về một thành phố.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Mặc dù tất bật chuẩn bị cho mini show vào dịp phục vụ các chương trình lễ 30/4, nhưng Tố My cho biết cô thấy tự hào vì được hát phục vụ người dân vào dịp đặc biệt này đất nước.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Đạo diễn Hoàng Nhật Nam, Hoa hậu Tiểu Vy, Thanh Thủy, Bảo Ngọc, Kiều Duy, Nam vương Tuấn Ngọc cùng dàn nghệ sĩ có mặt từ 3h sáng ngày 27/4 để chuẩn bị cho hoạt động tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Còn mấy ngày nữa, Lễ hội kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước sẽ long trọng diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Người dân thành phố cùng cả nước đang sống trong niềm vui háo hức và niềm tự hào dân tộc trong không khí sôi động, hào hùng mà có lẽ 50 năm rồi mọi người mới bắt gặp trở lại kể từ 30/4 năm ấy.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Tạo ra một sân chơi ngày hè, giúp các em rèn luyện, nâng cao thể chất, trang bị kỹ năng sống và đặc biệt là vui chơi giải trí, không chỉ là mối quan tâm của phụ huynh mà còn là sự nỗ lực chung tay của cộng đồng xã hội. 
5 ngày
Xem thêm