Thứ năm, 25/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Có những người đàn ông cuối đời lầm lũi không nơi nương tựa

Lương Gia Cát Tường
- 12:51, 23/06/2021

(DNTO) - Họ cũng từng có một gia đình, thậm chí có vợ con đuề huề nhưng phải trải qua tuổi già cô quạnh. Họ là ai? Vì sao? Họ sẽ giúp chúng ta thấu hiểu và biết quý trọng hạnh phúc mình đang có.

Nếu như ở phương Tây có Ngày của Cha, Ngày của Mẹ, Ngày của Anh chị em và Ngày của Ông bà. Thì ở ta, gộp chung lại, kể từ năm 2001, ngày 28/6 hằng năm được chọn làm Ngày gia đình Việt Nam. Tất nhiên, trong mỗi gia đình Việt Nam, cho dù truyền thống hay hiện đại thì người cha vẫn đóng vai trò “chủ chốt” như cây cột vững chãi nâng đỡ toàn bộ ngôi nhà, là chỗ dựa tin cậy cho mọi thành viên trong gia đình, là người thắp lên ngọn lửa ấm áp trong mỗi gian nhà. Hơn ai hết họ là những người hiểu rất rõ giá trị của một mái ấm, nơi họ đã cùng vợ con vượt qua biết bao sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.

Thế nhưng, không ít người đàn ông khi về già họ đã phải trải qua những tháng ngày cô quạnh, mặc dù họ cũng từng có một gia đình, thậm chí có vợ đẹp con ngoan. Họ là ai?  

Thỉnh thoảng, giữa đêm thanh vắng, tiếng hát ông theo gió trôi trên mặt sông mênh mông buồn não nuột. Ảnh: T.L.

Thỉnh thoảng, giữa đêm thanh vắng, tiếng hát ông theo gió trôi trên mặt sông mênh mông buồn não nuột. Ảnh: T.L.

Ở cái đất cù lao này không ai không biết ông hai Trần Ai. Ông sống một mình trên chiếc ghe tam bản chuyên đi mua lá chuối đem về chợ bỏ mối cho người ta gói bánh. Mỗi sáng ông lui ghe rong ruổi vào các xóm, chiều về neo lại ở bến sông chỗ khuất bóng bụi trâm bầu. Ghe cũng là nhà của ông.

Thời trai trẻ ông là một anh kép hát của đoàn văn công tỉnh. Thời hoàng kim của cải lương, cuộc sống của ông thuộc hàng khá giả. Đằng sau ánh đèn sân khấu, ông buông thả theo những mối tình chóng vánh cùng thú vui đen đỏ. Bao nhiêu tiền làm ra ông đem cung phụng cho đàn bà và nướng vào các sòng bạc.

Ngoảnh lại đã qua thời trai trẻ, ông gá nghĩa với một người con gái lỡ thì. Cùng lúc đó, cải lương cũng thưa dần khán giả, ông rơi vào cuộc sống cơ hàn, nợ nần chồng chất, vợ ôm con nhỏ bỏ đi vì chịu không nổi cảnh nghèo khổ, đói rách, ở nhà thuê. Ông cũng bỏ xứ ra đi tha phương cầu thực. Cuối cùng neo lại ở xóm cù lao này khi tuổi già ập tới. Thỉnh thoảng, giữa đêm khuya thanh vắng, tiếng hát ông theo gió trôi trên mặt sông mênh mông nghe buồn não nuột.

Cũng từng có một thời trai trẻ hào hoa, có tiền bạc, địa vị, có vợ đẹp con khôn nhưng anh Tân vẫn cặp bồ với một cô gái khác. Anh cho rằng, đàn ông làm được chơi được, chuyện bồ bịch là bình thường miễn sao không bỏ bê gia đình con cái là ổn. Nghĩ được như thế nên anh rất cẩn thận không để có con với nhân tình. Nhưng anh không thể lường được lòng dạ đàn bà, vì muốn trói buộc anh nên cô bồ cố tình để mang thai. Giấy không gói được lửa, câu chuyện đến tai vợ anh và nó đánh gục chị không thương tiếc. Chị dứt khoát ly hôn, buông anh cho cô bồ với cái bụng đã vượt mặt.

Tuổi già ập đến, ông ao ước có một gia đình, một người bạn đời bầu bạn. Ảnh: T.L

Tuổi già ập đến, ông ao ước có một gia đình, một người bạn đời bầu bạn. Ảnh: T.L

Cặp bồ chỉ để vui chơi nhưng anh Tân không ngờ đó là trò chơi quá nguy hiểm. Anh về sống với cô vợ hờ bằng thứ tình yêu hời hợt. Cuộc sống càng ngày càng nặng nề. Cuối cùng họ cũng đường ai nấy đi.

Nhìn cảnh vợ mình giờ là vợ người khác, con cái cũng lợt lạt tình phụ tử, anh vô cùng ân hận. May mà anh vẫn còn có ngôi nhà để đi về. Tuổi già ập đến, bệnh tật dày vò, ước muốn có một gia đình đề huề con cháu, một người bạn đời để bầu bạn tuổi già với anh bây giờ quả là vô vọng.

Không bồ bịch, không cờ bạc, rượu chè nhưng cuối đời chú Ba vẫn một mình lủi thủi ra vô căn nhà lá cuối chân vườn. Thời trẻ là một thanh niên sức dài vai rộng nhưng chú có tiếng là siêng ăn biếng làm, suốt ngày rong chơi, tụm năm tụm ba, đàn ca hát xướng. Nghĩ rằng có vợ con, biết đâu chú sẽ thay đổi nên ba má chú nhờ mai mối cưới thím Ba về. Nhưng mặc vợ con nheo nhóc chú vẫn tánh nào tật nấy. Nhà có mấy công vườn mọi việc đổ trút hết lên vai thím Ba.

Một nách… 6 con, bữa đói bữa no làm sao nghĩ tới chuyện cho chúng học hành. Các con lớn lên lần lượt đi làm thuê làm mướn kiếm sống. Phong trào xây dựng nông thôn mới rộ lên, đường điện kéo về, công việc nhà nông dần tiến lên cơ giới, không cần lao động chân tay. Các con chú Ba bỏ lên Sài Gòn làm công nhân xí nghiệp.

Thất bại lớn nhất của đàn ông chính là cuối đời lầm lũi không có một nơi ấm áp để về. Ảnh: T.L

Thất bại lớn nhất của đàn ông chính là cuối đời lầm lũi không có một nơi ấm áp để về. Ảnh: T.L

Thím Ba sau một cơn bệnh nặng qua đời, khoảnh đất ít ỏi cũng được bán đi để lo thang thuốc ma chay. Đất đai không còn, các con chú lần lượt có gia đình, chen chúc nhau trên đất Sài Gòn để kiếm cái ăn. Năm thì mười họa mới thấy họ về tạt qua thăm chú ba một lát. Tuổi già cô quạnh, chú Ba sống nhờ vào đồng tiền các con gửi về. Ông bà xưa nói: "Đãi nhi dưỡng lão". Không biết có khi nào chú Ba ngẫm ngợi về điều này.

Thất bại lớn nhất của đàn ông chính là cuối đời chẳng có gia đình, vợ con, lầm lũi không một nơi ấm áp để về. Nhưng rất tiếc khi còn tuổi trẻ với đầy đủ sức khỏe, địa vị, tiền của, quyền lực… không mấy ai nghĩ tới điều này.

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Từ vẻ đẹp nhân sinh trong bài thơ do Nhà thơ Lâm Xuân Thi sáng tác, Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đã nối dài cảm xúc để viết nên ca khúc “Xin” với giai điệu nhẹ nhàng và sâu lắng, nhận được sự tham gia đông đảo của nhiều nghệ sĩ để trở thành dự án âm nhạc cộng đồng.
2 giờ
Văn hoá - Xã hội
Mùa phim dịp lễ 30/4 và 1/5 này có hai phim Việt cùng về chủ đề tình cảm gia đình, cùng được đầu tư chỉn chu, tâm huyết phục vụ khán giả là "Cái giá của hạnh phúc” do Nguyễn Ngọc Lâm đạo diễn và "Lật mặt 7: Một điều ước" do Lý Hải đạo diễn.
2 giờ
Văn hoá - Xã hội
Chỉ còn vài tuần nữa là các trường phổ thông sẽ tổ chức tổng kết năm học và học sinh sẽ nghỉ hè. Với các gia đình, nhất là các gia đình trẻ thành thị, việc con được nghỉ học trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, thật là nan giải. Dựa trên thực tế này, những năm gần đây, các trại hè rầm rộ ra đời và ngày càng trở nên phổ biến.
7 giờ
Văn hoá - Xã hội
Là một trong số ít gương mặt thanh niên tiêu biểu được chọn tham gia hành trình 'Điện Biên Phủ-Khát vọng non sông' do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức, người đẹp Nguyễn Vĩnh Hà Phương bày tỏ niềm tự hào, cảm kích khi có dịp hiểu thêm về truyền thống hào hùng của dân tộc.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Bộ phim tâm lý, giật gân Án mạng lầu 4 đã tung ra teaser poster đầu tiên ấn tượng, với hình ảnh gợi cảm giác “ngộp thở” của cặp đôi Lương Bích Hữu và Trương Thế Vinh.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Sau một năm ở ẩn, Nathan Lee đã tái xuất gặp gỡ đồng nghiệp và báo giới để chia sẻ những dự án anh sẽ thực hiện, đồng thời thông báo kế hoạch hôn nhân.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Sau thời gian nâng cấp sửa chữa với mức đầu tư 5 tỷ đồng, Công ty phát hành sách Fahasa đã khai trương khu vực lầu 1, nhà sách Nguyễn Huệ, đưa vào phục vụ bạn đọc với nhiều sản phẩm phục vụ văn hoá đọc, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá các nhà sách truyền thống.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Những tiện ích mà cuộc sống văn minh mang lại cho con người giúp cuộc sống chúng ta chất lượng hơn, hạnh phúc hơn. Nhưng nó cũng đòi hỏi con người phải trí tuệ hơn, văn hóa, văn minh hơn trong cách ứng xử cộng đồng. 
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Kristen Wiig và Sandra Oh tiếp tục là hai mỹ nhân mới nhất của kinh đô điện ảnh Hollywood lựa chọn thiết kế của Nguyễn Công Trí.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Từ thành công phần 1, được khán giả đón nhận nồng nhiệt, bộ phim Kẻ sát nhân cô độc được hãng phim TFS chọn đầu tư phần tiếp theo. Phần 2 của bộ phim được lên sóng vào lúc 22g, thứ Tư, thứ Năm hàng tuần kể từ ngày 25/4, trên kênh HTV7, Đài Truyền hình TP.HCM.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Với tinh thần lan tỏa cảm hứng sống đến giới trẻ, ca sĩ Khải Đăng phát hành MV “Một vòng Việt Nam” (nhạc sĩ Đông Thiên Đức) vào lúc 19g ngày 23/4, như một thông điệp đầy cảm hứng cổ vũ tinh thần sống dấn thân, trải nghiệm.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Trong những năm đầu của thế kỷ XX, những chiếc xích lô chở đủ mọi tầng lớp trong xã hội từ quý tộc đến những người bình dân trên mọi nẻo đường là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người dân phố thị Sài thành.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Hội nghị Tim Mạch Thường Niên lần 2 với chủ đề "Điều trị bệnh Tim mạch: Hiện tại & Tương lai" do FV tổ chức ngày 20/4, tại TP.HCM đã cung cấp một lượng kiến thức y khoa phong phú khi hội tụ các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế cùng chia sẻ những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị các bệnh tim mạch trên thế giới.  
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Sáng 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã tổ chức Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ văn hóa đọc TP.HCM nhiệm kỳ 2024-2025.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Hoa hậu Thẩm mỹ Việt Nam 2024 lần đầu tiên công bố tổ chức, hướng đến việc tìm kiếm một cô gái sở hữu vẻ đẹp bản lĩnh, câu chuyện khác biệt lan tỏa đến cộng đồng, Cuộc thi gây thắc mắc về tên gọi với các tiêu chí đặt ra cho người đẹp nhất.
5 ngày
Xem thêm