'Sao nhập học' và sự đổi mới trong hoạt động hướng nghiệp tại Việt Nam

(DNTO) - Hướng nghiệp hiện đang là hoạt động phổ biến hướng đến giới trẻ, với cách tiếp cận khá mới mẻ, chương trình “Sao nhập học” đã tạo nên những dấu ấn riêng biệt trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam.
Cách thức truyền tải thông tin mới lạ, tiếp cận hiệu quả với xu hướng của giới trẻ, “Sao nhập học” không những để lại dấu ấn tích cực mà còn đặt những viên gạch đầu tiên cho các chương trình Edutainment (Giáo dục kết hợp giải trí) tại Việt Nam trong tương lai.
Với 8 tập phim cùng hàng loạt trải nghiệm học tập, thực hành trong môi trường thực tế, “Sao nhập học” - Chương trình thực tế đầu tiên về hướng nghiệp tại Việt Nam đã giúp các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn học sinh mới tốt nghiệp THPT phần nào hiểu hơn về những ngành nghề, công việc hiện nay như: Thiết kế đồ họa, Marketing & Sales, Quản trị khách sạn, Chăm sóc sức khỏe & làm đẹp…

Chương trình thực tế hướng nghiệp tại Việt Nam. Ảnh: TL
Sao nhập học đạt được gần 31 triệu view trên các nền tảng, đây là con số khá bất ngờ đối với một chương trình về hướng nghiệp tại Việt Nam. Thậm chí, những người thực hiện chương trình cũng chưa từng nghĩ sẽ có được kết quả như vậy. Có thể nói, con số này cũng phần nào thể hiện sự quan tâm của cộng đồng, xã hội trong công tác định hướng nghề nghiệp, hạn chế tối đa tỉ lệ chọn sai ngành, sai nghề.
Mời KOLs tham gia chương trình không phải là điều gì đó quá mới mẻ hiện nay, nhưng đối với một chương trình có chủ đề về “hướng nghiệp” thì đây là điều vô cùng lạ lẫm đối với người xem. Không đi theo lối mòn “Nghe - Đọc” những tài liệu hướng nghiệp khô khan, “Sao nhập học” đã tiếp cận GenZ theo cách thức “hợp thời” khi lựa chọn MisThy, Khánh Vân, Nicky & Phát La, những cái tên hot đối với các bạn trẻ hiện nay để làm nhân vật trải nghiệm thực tế. Quyết định này đã tạo nên bước ngoặt cho “Sao nhập học” khi nhanh chóng nhận được sự quan tâm của GenZ, thậm chí có cả các bậc phụ huynh.
Để đảm bảo tính chân thực, các nhân vật tham gia gần như không thể biết được mình sẽ học gì, làm gì, hay những tình huống bất ngờ cần phải giải quyết. Qua đó, mỗi tập phim đều sẽ trở nên thực tế hơn, thể hiện được một phần trong bức tranh toàn cảnh về những ngành nghề hiện nay.

Các tập phim thể hiện khá sinh động nhiều tình huống sinh động hướng tới các bạn trẻ. Ảnh: TL
Điển hình như buổi học Marketing & Sales, sau giờ học lý thuyết với những slogan “bá đạo” dựa trên những yêu cầu của thầy Xoay, các nhân vật lập tức được thực hành buôn bán “dở khóc, dở cười”. Hay như buổi học Thực hành nghiệp vụ nhà hàng cũng khiến người xem có những phút giây thư giãn trước những tình huống “tấu hài” của các nhân vật trước vị khách khó tính.
Vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022, đang phân vân về việc học ngành gì, chọn trường nào, bạn Hữu Thắng (SN 2004) cho biết: “Buổi hướng nghiệp đối với bọn em nhiều khi là giờ giải lao, tìm hiểu trên mạng hay có người đến trường chia sẻ cũng khó hình dung về ngành nghề, công việc mà mình tìm hiểu, có khi, nghe tai này, ra tai kia, không đọng lại được nhiều thông tin. Khi biết MisThy - nữ streamer em thường xuyên theo dõi tham gia “Sao nhập học”, em bắt đầu theo dõi chương trình này, thực sự là khá bất ngờ, lý thuyết tới đâu, thực hành tới đó, dễ dàng hình dung về ngành nghề, công việc hơn”.

Các tình huống hài hước hấp dẫn bạn trẻ. Ảnh: TL
Nghi ngờ, ngạc nhiên, tiếc nuối - đó là những gì mà bạn Thu Thuỷ, sinh viên năm cuối tại một trường đại học trên địa bàn TP.HCM cảm nhận khi theo dõi “Sao nhập học”: “Ban đầu, mình nghĩ chắc cũng chỉ là một chương trình giải trí nhẹ nhàng, nhưng qua mỗi tập phim, mình lại bất ngờ khi chương trình song hành cả yếu tố giáo dục và giải trí. Cách tiếp cận, truyền tải thông tin cũng rất dễ hiểu, không hề khô khan. Nghĩ lại thì mình thấy tiếc khi ngày xưa, lúc tốt nghiệp THPT chẳng có những chương trình hướng nghiệp thú vị như thế này”.
Đạt được những kết quả tích cực ngay lần đầu tiên lên sóng, khá nhiều khán giả kỳ vọng chương trình hướng nghiệp này sẽ có mùa 2 với nhiều trải nghiệm ở nhiều ngành nghề hơn nữa. Thậm chí, nhiều người tin rằng “Sao nhập học” nên trở thành TV-Series dài kỳ, cập nhật kịp thời xu hướng nghề nghiệp, đem lại giá trị, lợi ích dài hạn cho cộng đồng.
Trao đổi với phóng viên, thầy Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, đơn vị sản xuất dự án “Sao nhập học” cho biết: "Đây là chương trình hướng tới cộng đồng, mặc dù vẫn còn những điểm chưa hoàn hảo nhưng “Sao nhập học” vẫn mang tới những giá trị tích cực về hoạt động hướng nghiệp, đặc biệt là đối với những bạn trẻ còn đang phân vân chọn ngành, chọn nghề.

Chương trình kết thúc với 8 tập phim. Ảnh: TL
Chúng tôi cũng kỳ vọng có thể thực hiện Mùa 2 của “Sao nhập học”. Tuy nhiên, liệu Mùa 2 có chính thức trở lại hay không thì cũng chưa thể nói trước được. Cũng có thể, Mùa 2 sẽ là một món quà dành tặng cho các bạn học sinh 2K5!”
Thị trường lao động cạnh tranh gay gắt, sinh viên phân vân chọn ngành và chọn trường, những vấn đề này ngày càng trở thành chủ đề “nóng” đối với xã hội. Do đó, những chương trình hướng nghiệp dành cho học sinh, sinh viên ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong công tác đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực hiện nay.
Là chương trình thực tế đầu tiên về hướng nghiệp tại Việt Nam, triển khai theo dạng Edutainment (Giáo dục kết hợp giải trí), “Sao nhập học” đã tạo nên sự đột phá mới mẻ trong công tác hướng nghiệp bị định nghĩa là “khô khan” hiện nay.