Thứ bảy, 18/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngược dòng thời gian cùng 'Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời'

Giáng Ngọc
- 14:30, 15/11/2021

(DNTO) - Bước vào những trang sách của "Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời" của Vũ Thế Long tựa như ngược dòng thời gian về những năm đầu của thế kỷ 20, để hồi tưởng, để khám phá một thời, người Hà Nội đã ăn uống, chế biến và sáng tạo ẩm thực như thế nào.

"Ăn uống là một mặt rất quan trọng của văn hóa. Tìm ra cái bản sắc của văn hóa ăn uống Việt Nam - Hà Nội và đi sâu hơn nữa, bản sắc trong sự ăn uống của người Hà Nội để rồi từ đó mà gìn giữ, phát huy và phát triển nền văn hóa ăn uống của Hà Nội là điều không kém hệ trọng để xây dựng một nền văn hóa Hà Nội mới", tác giả Vũ Thế Long đã chia sẻ khi bắt tay vào thực hiện tập sách Người Hà Nội, chuyện ăn chuỵên uống một thời.

Bìa sách Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời vừa phát hành. Ảnh: NVCC

Bìa sách Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời vừa phát hành. Ảnh: NVCC

Sự kết hợp giữa trải nghiệm cá nhân của một người sinh ra, lớn lên tại Hà Nội với sự tìm hiểu tỉ mỉ, kỹ càng của một nhà nghiên cứu từ những văn bản, hiện vật khảo cổ học đến tư liệu “sống” - là các cụ ông, cụ bà thế hệ trước đã đem đến cho độc giả một cuốn sách đầy ắp tư liệu mà vẫn sống động, vẫn rất “đời”, để chúng ta cảm nhận được “chiều sâu” của ẩm thực Hà Nội, của bản sắc văn hóa Hà Nội trong suốt thế kỷ 20 đầy biến động.   

Là người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nhưng tác giả cho biết, khi bắt tay vào thực hiện tập sách, ông đã không tránh khỏi lúng túng, "bí' vì chưa biết bắt đầu và viết sao cho ra được cái hồn cốt của văn hoá ẩm thực Hà Nội.  

Theo ông, "ngày nay, người Hà Nội nói đủ loại giọng đổ về từ khắp mọi miền. Họ là những người Hà Nội mới, dân mới nhập cư; cũng như cụ kỵ tôi từ đời tằng tổ là lớp người di cư đến sống ở Thăng Long từ mấy trăm năm trước. Các cụ cũng chính là lớp dân "Hà Nội mới" của cái thời ấy.

Tác giả Vũ Thế Long. Ảnh: NVCC

Tác giả Vũ Thế Long. Ảnh: NVCC

Trải qua nhiều thế hệ, con cái những người Hà Nội mới và chính bản thân họ cũng tự Hà Nội hóa, hoặc gắng Hà Nội hóa để trở thành cư dân của đất kinh kỳ, của thủ đô ngàn năm văn hiến. Họ học hỏi, hòa đồng với người Hà Nội gốc và đóng góp thêm vào những nét văn hóa mới mà trước đó chưa từng có ở Hà Nội."

Chính vì vậy, tập sách không đơn thuần là cách nhìn chủ quan, mà với góc nhìn của nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu, ông cất công tìm hiểu rất nhiều tư liệu, tham khảo nhiều nguồn để có cách nhìn khách quan nhất.

Hình ảnh về Hà Nội được in Post card tặng kèm. Ảnh: NVCC

Hình ảnh về Hà Nội được in Post card tặng kèm. Ảnh: NVCC

"Để hiểu được phần nào về đồ ăn thức uống và lối ăn uống của người Hà Nội từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay, tôi đã tìm gặp các cụ cao niên ở Hà Nội để xin nghe kể về cái sự ăn, sự uống đơn giản cũng như cầu kỳ, chuyện đời thường mà các cụ đã từng trải trong cuộc đời mình.

Thêm vào đó là tự nghiệm của chính tôi: Một người sinh ra và lớn lên trong thế kỷ 20 đầy biến động. Chuyện ăn, chuyện uống nghe được từ các cụ không nhiều. Do các cụ tuổi đã cao, mà ít cụ tự cho rằng trí óc của người cao niên vẫn còn minh mẫn. Chuyện nọ xọ sang chuyện kia. Từ chuyện ăn uống lại sang chuyện đời. Thế mới thấy cái ăn, cái uống của người Hà Nội xưa nay nó cũng thăng trầm làm sao, thi vị biết bao", nhà nghiên cứu  Vũ Thế Long chia sẻ.

Những câu chuyện về người Hà Nội được viết lại hấp dẫn, thú vị. Ảnh: NVCC

Những câu chuyện về người Hà Nội được viết lại hấp dẫn, thú vị. Ảnh: NVCC

Trong gần 40 câu chuyện về Hà Nội ông đề cập như  "Nước vối xưa, Cua + bò rất ngon, Phở và tôi, Chè tươi, chè Tàu, chè hạt, Bàn về chè và trà, Chuyện chuối Hà Nội, Từ Paris nghĩ về cây chuối Việt, Thương nhớ “ngựa yêu”, Kem Hà Nội, Rượu nếp của bà tôi, Miếng bánh không nhân, Lúa, xôi và xôi lúa, Ẩm thực rươi, Ngửi mùi chả, Hỏi - đáp về bánh ga tô, Mái tóc của người phụ nữ Hà thành, Bánh mì Hà Nội, bánh mì Sài Gòn, Người Hà Nội và bia, Chiếc cốc vại của người Hà Nội... tác giả Vũ Thế Long luôn có cách đặt vấn đề gần gũi, cách viết nhẩn nha, nhưng vốn tư liệu đầy đặn.

Điều này cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều góc nhìn, không bị trùng lặp với nhiều tác phẩm cùng đề tài đã từng ra mắt bạn đọc.

Những hình ảnh Hà Nội gây thương nhớ khách phương xa. Ảnh: NVCC

Những hình ảnh Hà Nội gây thương nhớ khách phương xa. Ảnh: NVCC

Tập sách Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời thu hút không chỉ ở các trang viết, mà phần trình bày đậm phong vị Hà Thành cũng bắt mắt bạn đọc, bên cạnh quà tặng từ Chibooks là bộ post card gồm các bức tranh về Hà Nội do họa sĩ Pháp Jean-marc Potlet thực hiện.

5-postcard Người HN

Tác giả Vũ Thế Long sinh ngày 1/2/1947 tại Hà Nội. Ông được biết đến với vai trò là tiến sĩ, nhà nghiên cứu cổ sinh vật học, nhân học, môi trường và lịch sử văn hóa; nguyên Trưởng ban Nghiên cứu con người và môi trường thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Ông có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về Khảo cổ - Sinh học, Lịch sử Môi trường, Lịch sử Văn hóa, Xã hội học… có một số công trình khoa học trong các lĩnh vực trên đã được trình bày và xuất bản ở trong và ngoài nước. Ông đã giành một số giải thưởng báo chí trong nước như: Viết về những chuyến đi; Người Việt dùng hàng Việt, Hướng tới nghìn năm Thăng long…

- Ngày ấy, mỗi lần quạt chả là cả cái xóm phố nhỏ của tôi bị điếc mũi vì mùi chả nướng. Hàng xóm kháo nhau: Nhà ấy lại ăn sang rồi! Mẹ chỉ cười: “Có ba lạng thịt cả chục miệng ăn! Sang thật đấy!” Mẹ tôi cầu kỳ lắm, mỗi khi đun bếp, bà lấy cái cặp tre nhặt những viên than củi hồng, nhúng vào cái ống bơ đựng nước để bên, bà gọi là “tôi than”.

Những viên than đã tôi được tích lại trong cái bị treo cạnh bếp củi. Bà bảo, nướng chả thì phải nướng bằng than củi nó mới thơm, mới ngon. Những giọt mỡ chảy ra từ miếng thịt nhỏ xuống cục than hồng bốc khói xèo xèo, tỏa ra một hương vị thật hấp dẫn.

Cái mùi chả nướng ấy mà nó ám vào tóc thì phải gội đầu mới sạch, vì thế khi quạt chả, bao giờ bà cũng cuốn khăn bịt tóc… Mẹ qua đời đã lâu nhưng cứ đến ngày giỗ mẹ, mấy chị em chúng tôi lại làm món bún chả đặt lên mâm cỗ dâng mẹ.

Trích Ngửi mùi chả

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Không chỉ có người lớn mới chịu áp lực. Trẻ em ngày nay cũng đang gánh rất nhiều áp lực. Ngoài áp lực học tập, các em còn phải đương đầu với vô số áp lực khác đến từ cuộc sống. 
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Tiếp nối thành công Roadshow Du lịch Việt Nam - TP.HCM năm 2023, Sở Du lịch TP.HCM, Đại sứ quán Việt Nam tại Úc và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney tổ chức chương trình quảng bá Du lịch Việt Nam - TP.HCM 2024 tại Úc.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Sau một thời gian dài gây tò mò, bộ phim điện ảnh 'Án mạng lầu 4' với sự tham gia diễn xuất của Trương Thế Vinh và Lương Bích Hữu đã chính thức được công chiếu trên toàn quốc. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã đến dự lễ ra mắt và chúc mừng ê kíp.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Sau 14 năm hoạt động nghệ thuật, Hoàng Yến Chibi chính thức giới thiệu đến công chúng EP 'Duyệt', được xem là bước ngoặt trong hành trình hoạt động nghệ thuật, đánh dấu sự lột xác, trưởng thành về hình ảnh lẫn âm nhạc của nữ ca sĩ.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Đây là hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024, chào mừng Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 – 2029 và triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội LHTN Việt Nam.
3 ngày
Văn hoá - Xã hội
Đêm bán kết Hoa hậu Doanh nhân Quốc gia Việt Nam 2024 đã khép lại đầy cảm xúc với những phần trình diễn ấn tượng từ các thí sinh cùng sự đầu tư chỉn chu, nghiêm túc của BTC đã mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khán giả.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Đông đảo thí sinh cùng ekip từ nhiều quốc gia trên khắp các châu lục vừa bay đến Việt Nam để tham gia cuộc thi nhan sắc quốc tế mang tên Miss & Mister Fitness Supermodel World 2024.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
"Sao đủ để bao phủ" là dự án âm nhạc kết hợp cùng hoạt động cộng đồng hướng đến bảo vệ môi trường của rapper Datmaniac. Bên cạnh tour diễn xuyên Việt, anh và các công sự còn thu gom rác tái chế và nâng cao nhận thức của mỗi người trong việc giảm phát thải, bảo vệ thiên nhiên .
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Tối 11/5, liveshow My Soul 1981 của Mỹ Tâm diễn ra tại bờ biển Hồ Tràm với sự tham dự của gần 5.000 khán giả. Đêm nhạc đã mang lại trải nghiệm đáng nhớ với hàng loạt hit khủng, khiến khán giả vỡ oà với nhiều bất ngờ.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Chiều 11/5, tại Công viên bờ sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức), D-Joy - tổ hợp vui chơi, giải trí Pop-up được đầu tư bởi DHA Corporation đã chính thức ra mắt cư dân TP.HCM. Hàng ngàn khách hàng đã đến tham gia trải nghiệm, vui chơi.   
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Năm nay, Ngày của mẹ rơi vào Chủ Nhật (12/5). Theo Wikipedia, Ngày của Mẹ (Mother's Day) còn gọi là Ngày Hiền Mẫu là một ngày kỷ niệm dành tôn vinh các người mẹ và tình mẹ, sự gắn kết của mẹ và ảnh hưởng của các bà mẹ trong xã hội.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Sản phẩm mới nhất của nữ ca sĩ được nhạc sĩ Khắc Hưng chắp bút và đảm nhận vai trò sản xuất âm nhạc. MV được đầu tư lớn quay ngoại cảnh tại Nhật Bản và mất 3 năm chuẩn bị để có những hình ảnh bắt mắt.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Nhà sách Phạm Văn Đồng đã nâng cấp đưa vào hoạt động từ ngày 7/5. Đây là dự án nhà sách lớn của Fahasa, có tổng đầu tư 5 tỉ đồng, diện tích thơn 800m2.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Nếu sự tử tế ở đời thường mang đến cho chúng ta hạnh phúc trong cuộc sống, thì sự tử tế trong kinh doanh trước hết mang đến cho chúng ta lợi ích kinh tế và sự phát triển bền vững của thương hiệu.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Hoạ sĩ Hoàng Đăng Nhiễm ra mắt triểm lãm Đường kim mũi chỉ với ý tưởng 'Mỗi mũi khâu là một kết nối, một chữa lành, là nhịp tim, là hơi thở. Vá khâu những đứt gãy của các sợi dệt chữ thập. Hàn gắn những rạn nứt tâm hồn. Trân trọng những giá trị còn sót lại'.
1 tuần
Xem thêm