Từng phá sản, mang món nợ khổng lồ trên vai và tuyệt vọng đến mức muốn tự tử, CEO Hoàng Tuấn Anh hiểu rất rõ thứ gọi là “một bàn tay chìa ra đúng lúc”. Và “ATM gạo, ATM khẩu trang” đã ra đời – kỳ lạ nhưng hiệu quả và vô cùng phù hợp trong cơn đại dịch. Những “cỗ máy từ thiện” này mang đậm phong cách Hoàng Tuấn Anh. Bởi, một trong những triết lý kinh doanh của PHG Lock là giải quyết các vấn đề của đời sống thường nhật bằng công nghệ.

“Thất bại giúp tôi quản trị rủi ro tốt hơn”

Ở tuổi 24, Hoàng Tuấn Anh dùng 6 tháng để kiếm được 1 triệu đô. Rồi chỉ trong 5 tiếng đồng hồ, Tuấn Anh trắng tay và buộc phải đối mặt với khoản nợ không biết đến bao giờ mới trả nổi.

“Đó là vào năm 2010, tôi vẫn còn ở Úc và đang thực hiện dự án lắp đặt tấm cách nhiệt miễn phí cho người dân, theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ nước này. Dự án phát triển rất nhanh, chỉ trong vòng 6 tháng tôi đã lời được 1 triệu USD. Thời gian thực hiện dự án theo kế hoạch của Chính phủ là 2 năm, nhưng chỉ mới 1 năm, Chính phủ Úc lại đột ngột cho dừng chương trình. Trong khi tôi mới nhập hàng trăm container nguyên vật liệu, giờ phải chấp nhận thành phế liệu. Dùng hết lợi nhuận, vốn liếng để trả bớt nợ cho nhà cung cấp, tôi còn phải chịu thêm chi phí tiêu hủy cho mỗi container là 2000 USD. 24 tuổi, tôi chạm ngõ thiên đường rồi rơi xuống vực thẳm với món nợ trên 1 triệu đô”, CEO Hoàng Tuấn Anh kể về thất bại “nhớ đời” của mình.

Không những tại TP.HCM, mà những “cỗ máy từ thiện” này đã sớm có mặt ở Tây Nguyên, miền Trung, miền Tây, miền núi phía Bắc…

Không những tại TP.HCM, mà những “cỗ máy từ thiện” này đã sớm có mặt ở Tây Nguyên, miền Trung, miền Tây, miền núi phía Bắc…

Được người thân đưa tay ra đúng lúc, Hoàng Tuấn Anh vượt qua những ám ảnh tiêu cực và đứng dậy làm lại từ đầu. Anh “đánh liều” nhận dự án làm sa bàn cho một công ty thuộc quân đội Úc. Hoàng Tuấn Anh chia sẻ: “Lúc đó các đơn vị tại Úc đều lắc đầu với dự án này. Bởi yêu cầu khách hàng đưa ra quá cao, không có bản vẽ chi tiết vì đây là khu quân đội, chỉ có ảnh chụp từ vệ tinh, và sa bàn phải có màu sắc. Tưởng tượng thử xem, theo tỉ lệ, có những chi tiết chỉ vài milimet mà cũng phải tô màu. Rất khó, nhưng tôi lại có lòng tin với công ty làm mô hình tại Việt Nam, người Việt mình rất khéo, rất tỉ mỉ”.

Tuấn Anh về Việt Nam, thuê phòng trọ sát bên công ty thực hiện sa bàn. Trong vòng một tháng, có rất nhiều ngày Tuấn Anh phải làm việc 16 – 18 tiếng. Hoàn thành xong sa bàn, anh mang sang Úc và khiến đối tác hết sức ngạc nhiên, tán thưởng. “Họ thật sự không ngờ rằng chúng tôi có thể làm sống động đến như vậy, có những chi tiết nhỏ đến mức tưởng như chẳng thể có màu, nhưng chúng tôi vẫn làm được. Chỉ trong vòng một tháng, tôi đã kiếm được 50.000 đô từ dự án “khó nhằn” này. Mô hình đầu tiên vượt qua mong đợi, họ lại tiếp tục đặt thêm 2 sa bàn lớn nữa”, Tuấn Anh cười rất hiền kể về những ngày tích cóp để vượt qua nợ nần.

Nói thì nhẹ nhàng, nhưng thương trường vốn khốc liệt, và Hoàng Tuấn Anh cũng không chỉ thất bại một lần.

Nói thì nhẹ nhàng, nhưng thương trường vốn khốc liệt, và Hoàng Tuấn Anh cũng không chỉ thất bại một lần.

Nói thì nhẹ nhàng, nhưng thương trường vốn khốc liệt, và Hoàng Tuấn Anh cũng không chỉ thất bại một lần. Nhưng đối với anh, những vấp ngã tuổi trẻ là thứ tôi luyện nên bản lĩnh ngày hôm nay. Anh nói: “Thất bại tuy rất đau đớn, nhưng quan trọng là tôi đã vượt qua và cũng tự rút cho mình bài học. Thất bại giúp tôi quản trị rủi ro tốt hơn. Mọi đường đi nước bước đều không là duy nhất mà luôn có “plan B”, “plan C”, đề phòng những tình huống xấu nhất”.

Cũng trong năm 2010, trả hết nợ lại tích lũy được một số vốn, Hoàng Tuấn Anh về Việt Nam. Anh cùng gia đình thành lập nên công ty Vũ Trụ Xanh, với mặt hàng ban đầu là những chiếc khóa điện tử thương hiệu PHGLock của Úc.

Nhắc về những ngày đầu của khóa điện tử PHGLock, Hoàng Tuấn Anh không khỏi cảm thán: “Thật sự thị trường Việt Nam khó hơn mình nghĩ.

Nhắc về những ngày đầu của khóa điện tử PHGLock, Hoàng Tuấn Anh không khỏi cảm thán: “Thật sự thị trường Việt Nam khó hơn mình nghĩ.

Nhắc về những ngày đầu của khóa điện tử PHGLock, Hoàng Tuấn Anh không khỏi cảm thán: “Thật sự thị trường Việt Nam khó hơn mình nghĩ. Cách đây 10 năm, khóa điện tử, khóa vân tay là cái gì đó hết sức xa lạ với người Việt. Cũng có một số đơn vị của Hàn Quốc sang Việt Nam bán những sản phẩm đầu tiên, nhưng theo kiểu mua đứt bán đoạn, khi có sự cố khách hàng không biết kêu ai. Khóa cửa mà gặp sự cố buộc phải có nhân viên bảo trì 24/24 chứ không thể bắt chủ nhà ở ngoài hoặc ngược lại”.

Xác định đi đường dài, nên trong vòng 3 năm đầu, Hoàng Tuấn Anh tập trung xây dựng hệ thống trung tâm dịch vụ bảo hành, kỹ thuật viên bảo trì 24/24h, đào tạo nhân viên tư vấn chuyên nghiệp… Đến năm 2013, những chiếc khóa điện tử PHGLock của Vũ Trụ Xanh mới chính thức đến tay khách hàng. Với nền tảng dịch vụ được xây dựng bài bản, chế độ hậu mãi tốt, mạng lưới phân phối rộng rãi, cho đến nay PHGLock của Hoàng Tuấn Anh đã có thể đứng vững trên thị trường.

Cho đi để trả ơn những gì được nhận

Chắc hẳn câu chuyện Hoàng Tuấn Anh làm “ATM gạo, ATM khẩu trang” miễn phí trong mùa dịch đã không còn xa lạ gì với người dân trên khắp cả nước. Một ý tưởng đơn giản, nhưng hiệu quả và mang lại sự lan tỏa rất lớn. Không những tại TP.HCM, mà những “cỗ máy từ thiện” này đã sớm có mặt ở Tây Nguyên, miền Trung, miền Tây, miền núi phía Bắc… “ATM từ thiện” không chỉ là tấm lòng của Hoàng Tuấn Anh, mà còn trở thành trung gian cho rất nhiều mạnh thường quân trong cả nước - những người muốn hỗ trợ lương thực, muốn phát miễn phí khẩu trang nhưng bất lực vì khó có thể đảm bảo an toàn trong mùa dịch.

CEO Hoàng Tuấn Anh trong buổi gặp mặt lãnh đạo Chính phủ.

CEO Hoàng Tuấn Anh trong buổi gặp mặt lãnh đạo Chính phủ.

Không chỉ có ATM gạo, mà trước đó, CEO Hoàng Tuấn Anh còn tặng chuông cửa thông minh cho bệnh viện, dùng để lắp tại các phòng áp lực âm, phòng xét nghiệm virus Covid-19. “Với chuông cửa thông minh này, bệnh nhân và các bác sĩ có thể dễ dàng liên lạc với nhau mà không cần tiếp xúc gần, người nhà cũng có thể trò chuyện với bệnh nhân thông qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại. Tôi tính toán, với chuông cửa thông minh, chỉ cần khoảng 4 – 5 y bác sĩ có thể quan sát, chăm sóc từ xa được khoảng 300 bệnh nhân”, CEO Hoàng Tuấn Anh hào hứng nói về ý tưởng lắp chuông cửa thông minh tại các bệnh viện.

Thứ mà vị CEO trẻ tuổi này bán ra không chỉ đơn thuần là sản phẩm, mà chính là giải pháp.

Thứ mà vị CEO trẻ tuổi này bán ra không chỉ đơn thuần là sản phẩm, mà chính là giải pháp.

Hoàng Tuấn Anh là vậy, luôn có rất nhiều ý tưởng. Các ý tưởng này đều tập trung giải quyết các vấn đề vướng mắc trong cuộc sống thường ngày. Thử tưởng tượng xem, mỗi một ngày sẽ có bao nhiêu người phải chạy đi lục tìm chìa khóa nhà, lẫn lộn chìa khóa giữa các phòng, hay không an tâm về độ an toàn của ổ khóa? Nên Hoàng Tuấn Anh phát triển sản phẩm khóa thông minh. Và mỗi một ngày lại có bao nhiêu người lo lắng vì ra khỏi nhà quên tắt điện nước, rút phích bàn ủi; có bao nhiêu người muốn kéo rèm cửa nhưng lại bận tay, muốn mở ti vi lại không thể tìm ra remote? Hoàng Tuấn Anh trả lời câu hỏi đó bằng cách phát triển dịch vụ “nhà thông minh”. Nên nói thứ mà vị CEO trẻ tuổi này bán ra không chỉ đơn thuần là sản phẩm, mà chính là giải pháp. Những giải pháp giúp cuộc sống an toàn và tiện lợi.

“Trước hết, tôi quyết định làm điều gì đó cho cộng đồng, vì thật tâm tôi muốn san sẻ

“Trước hết, tôi quyết định làm điều gì đó cho cộng đồng, vì thật tâm tôi muốn san sẻ". CEO Hoàng Tuấn Anh cho biết.

Với lối tư duy như thế, cũng không khó hiểu khi Hoàng Tuấn Anh sáng tạo ra “ATM gạo, ATM khẩu trang”. Nhưng bởi vì “ATM từ thiện” lúc ấy quá đặc biệt, khiến giới truyền thông chú ý một cách mạnh mẽ, cũng có người cho rằng Hoàng Tuấn Anh làm từ thiện đơn thuần chỉ để PR tên tuổi. Hỏi anh về vấn đề này, Tuấn Anh lại rất thoải mái tiếp nhận: “Trước hết, tôi quyết định làm điều gì đó cho cộng đồng, vì thật tâm tôi muốn san sẻ. Bản thân tôi đã từng rất tuyệt vọng, đã từng trải qua nhiều nỗi khổ, nên tôi thật sự hiểu khi người ta khó khăn và nhận được một bàn tay chìa ra đúng lúc, rất có thể ngăn chặn được những ý nghĩ tồi tệ. Sự cho đi của chúng ta hôm nay, tôi tin rằng dù ít dù nhiều cũng có thể khiến tương lai của một số người thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Về việc doanh nghiệp dùng từ thiện để kết hợp marketing, tôi lại không cho đó là điều gì quá phản cảm. Những chiếc TVC quảng cáo được phát sóng có giá hàng tỷ đồng, nếu doanh nghiệp thay đổi chiến lược marketing, dùng hàng tỷ đồng đó để từ thiện, thì không những người khó khăn được lợi mà còn phần nào lan tỏa được tinh thần vì cộng đồng ra xã hội”.

Hoàng Tuấn Anh cho rằng khi anh cho đi, chính là muốn trả ơn những gì mình đang nhận.

Hoàng Tuấn Anh cho rằng khi anh cho đi, chính là muốn trả ơn những gì mình đang nhận.

Hoàng Tuấn Anh cho rằng khi anh cho đi, chính là muốn trả ơn những gì mình đang nhận. Hy vọng rằng doanh nhân trẻ Hoàng Tuấn Anh sẽ luôn thuận lợi trên bước đường của mình, để anh có thể tiếp tục cho đi, chìa bàn tay ra đúng lúc, và góp phần tích cực thay đổi nhiều số phận ở tương lai.