Buổi phỏng vấn CEO Lưu Thị Thanh Mẫu - Tập đoàn Phúc Khang diễn ra vào giờ ăn trưa muộn và khá bất ngờ khi có sự xuất hiện của cậu con trai út. Câu chuyện vì thế chuyển qua một đề tài thú vị: Chuyển giao thế hệ!

 

Giá trị được gieo trồng và nuôi dưỡng

Sinh ra ở làng quê Bắc bộ, hình ảnh những bụi tre làng, gốc chuối, ao sen, gốc đa, bến đò… đã trở nên vô cùng thân quen và khắc sâu trong tâm khảm của chị Thanh Mẫu. 12 tuổi, chị theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Đô thị náo động, chật chội phần nào khiến Thanh Mẫu nhớ nhiều hơn đến không gian xanh, thoáng đãng, tươi mát ở làng quê thôi thúc trong chị niềm khát khao lớn lên sẽ có được cuộc sống đầy đủ cơm ăn, áo mặc, chan hòa trong khoảng cây xanh, gió mát.

Ba của chị Mẫu - một nghệ nhân làm cây kiểng cũng hàng ngày gieo vào chị tư duy xanh: qua bàn tay chăm sóc, uốn nắn, sáng tạo của con người, cây cối sẽ trở nên tươi tốt, đẹp đẽ.

Hai “tiền đề” này đã mặc nhiên thẩm thấu vào con người chị và trở thành một DNA đặc trưng của CEO Thanh Mẫu sau này.

Những năm tháng đi học, đi làm công tác xã hội, đi tham gia Mùa hè xanh…, chị Mẫu luôn ý thức cần có môi trường xanh, đẹp cho mọi người dân, cho cộng đồng. Ý thức đó càng rõ nét hơn khi chị tham gia vào lĩnh vực bất động sản, để cuối cùng chị nhận ra, bất cứ khi mình làm việc gì, nếu mình đeo đuổi, kiên trì và hành động đủ thì mọi con đường đều dẫn đến giá trị nhân văn, giá trị xanh cho cộng đồng. Đây chính là triết lý để CEO Lưu Thị Thanh Mẫu chọn lựa “sống xanh” thành giá trị cốt lõi cho tất cả những công trình mà Phúc Khang của vợ chồng chị sau này kiến tạo.

Chuyển giao là trao giá trị chứ không phải trao tài sản

Nói chuyện “chuyển giao” với các CEO không phải là điều dễ dàng, nhất là khi các CEO chưa già và chưa sẵn sàng. Nhưng nói chuyện với CEO Thanh Mẫu thì khác. Tất cả những gì tôi hình dung một CEO muốn chuyển giao đều… trật! Chị không có khái niệm chuyển giao cho thế hệ tiếp nối bất cứ thứ gì gắn liền với tài sản, mà điều chị muốn chuyển giao đó là giá trị. Giá trị truyền thống và giá trị xanh là hai điều quan trọng nhất mà chị và chồng - Chủ tịch HĐQT Phúc Khang đều thống nhất trao lại cho con cái hay các thế hệ tiếp nối của Phúc Khang.

Giá trị truyền thống và giá trị xanh là hai giá trị xuyên suốt trong các công trình do Phúc Khang phát triển.

Giá trị truyền thống và giá trị xanh là hai giá trị xuyên suốt trong các công trình do Phúc Khang phát triển.

“Ngày tôi còn bé, ba đã dạy tôi về tình yêu quê hương, về cái hay cái đẹp, lòng yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên thì sau này tôi cũng mong con tôi sẽ nhận được những giá trị này và tiếp thu nhiều giá trị khác nữa”, chị Thanh Mẫu bày tỏ.

Chị không quan niệm làm giàu, kiếm tiền để sau này trao lại tất cả tài sản cho con cái mà cốt lõi sự chuyển giao nếu xảy ra, đó là khi sợi dây thân thiết giữa cha mẹ và con cái được thiết lập bền chặt. Khi đó, cha mẹ chỉ cần trao cho con cái những giá trị tốt nhất là đã thành công.

Không khí Tết ở một khu dân cư của Phúc Khang.

Không khí Tết ở một khu dân cư của Phúc Khang.

Cảm nhận sự thích thú của con cái với những công trình mà Phúc Khang đã và đang làm, chị hiểu rằng, sự chuyển giao giá trị cốt lõi cho con đã phần nào thành công theo một cách rất tự nhiên. Về Làng Sen Việt Nam, tự tay bọn trẻ có thể ngắt những cánh sen để làm trà, thả chân vắt vẻo ở ao cá, ngước mặt nhìn mây trắng trời xanh, hít thở khí tươi, gió trời và cảm nhận như đang ở làng quê Việt Nam. Cậu con trai lớn 14 tuổi tham gia các khóa học ngắn hạn ở Singapore cũng nhận ra ba mẹ mình đã làm ra được rất nhiều công trình xanh chẳng thua kém gì của nước ngoài và cảm thấy yêu thích lẫn tự hào về các giá trị xanh mà ba mẹ cậu đeo đuổi.

Việc một Chủ tịch tập đoàn, Giám đốc công ty dày công tạo ra những giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa công ty, xây dựng một đội ngũ… với cùng tầm nhìn, cùng mục tiêu, cùng giá trị chính là đã tạo ra một “bộ gien” cho công ty. Khi đó những người được trao trọng trách sẽ là những người thừa hưởng, phát huy làm cho “mã gien” này tiếp tục được nhân rộng. Triết lý này giúp công ty không bị động, không còn âu lo không có người kế thừa.

Muốn vậy, phải ... chuẩn bị

“Ở Phúc Khang, chúng tôi có 2 phương châm chính: “Tự diệt để tái sinh” và “Thực hành tạo xuất sắc”. Covid-19 đã cho mỗi người nhận thức ra chúng ta đang xâm hại đến thiên nhiên và phải học hỏi cách sống chung với thiên nhiên một cách thân thiện, hài hòa. Covid-19 cũng cho Phúc Khang cơ hội để tự nhìn lại, tái cấu trúc, tiếp tục đeo đuổi giá trị phát triển bền vững và làm tốt hơn hôm qua”, vị CEO chia sẻ.

Dự án Làng Sen - một điểm nhấn tươi xanh, đầy sức sống và là niềm tự hào của Phúc Khang.

Dự án Làng Sen - một điểm nhấn tươi xanh, đầy sức sống và là niềm tự hào của Phúc Khang.

Phúc Khang đã xác định giá trị truyền thống, giá trị xanh ngay từ khi ra đời năm 2009 và tiếp tục làm tốt hơn mỗi ngày.

Vị CEO của Phúc Khang không hô hào suông. Chị chỉ ra những việc nhỏ ở công ty như sử dụng ống hút giấy, ly uống nước thủy tinh, mở máy lạnh, sử dụng điện nước… đều có liên quan đến ý thức về sống xanh, công trình xanh, phong cách sống xanh. Từ những việc nhỏ nhân rộng thành nhiều việc lớn. Rồi ở các công trình mới, người của Phúc Khang đi đâu, làm gì, các giá trị này cũng đều được áp dụng vào thực tiễn.

Ban đêm, Diamond Lotus Riverside càng trở nên linh lung, huyền diệu.

Ban đêm, Diamond Lotus Riverside càng trở nên linh lung, huyền diệu.

Phúc Khang cũng thưởng, phạt rõ ràng cho nhân viên. Những ai có sáng kiến hay, tiết kiệm tiêu thụ điện, thay đổi cách làm việc cũ bằng cách làm mới hiệu quả hơn… đều được ghi nhận và khen thưởng để những “giá trị xanh” được thực hiện trong mọi việc làm lớn bé. Giá trị trao lại không còn là giá trị của riêng lãnh đạo công ty mà là giá trị chung cho mọi nhân viên - một cách chuyển giao nhẹ nhàng, đơn giản.

“Gieo hành động, gặt thói quen; gieo thói quen gặt tính cách”. Đây là cách mỗi ngày CEO của Phúc Khang gieo trồng, nhân bản và chuyển giao các giá trị. Và nếu nhìn ở góc độ đó, có thể thấy rằng câu chuyện chuyển giao thế hệ” sẽ không còn là điều quá ghê gớm.

“Nhưng, cái gì cũng có rủi ro. Trong kinh doanh rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Còn trong chuyển giao quyền lực, rủi ro càng cao thì sẽ có rất nhiều hệ quả không mong muốn. Muốn vậy chuyển giao phải có sự chuẩn bị, phải có lộ trình. Chuyển giao phải có trách nhiệm”, CEO Phúc Khang nhấn mạnh.

Xây dựng đội ngũ lớn mạnh, cùng nhau kiến tạo cuộc sống xanh là hành trình mà Phúc Khang quyết tâm đeo đuổi.

Xây dựng đội ngũ lớn mạnh, cùng nhau kiến tạo cuộc sống xanh là hành trình mà Phúc Khang quyết tâm đeo đuổi.

“Trao có trách nhiệm, nhận cũng có trách nhiệm. Đừng nói chuyển giao suông mà phải làm, phải chuẩn bị từ hai phía. Chuẩn bị tức là mình đã lường trước các diễn biến để giảm bớt rủi ro”, vị nữ giám đốc hiếm hoi trong kinh doanh bất động sản chia sẻ.

Khi được hỏi nếu chuyển giao xong chị sẽ làm gì, chị Lưu Thị Thanh Mẫu không ngần ngại trả lời còn rất nhiều việc mà chị mong muốn làm: làm cố vấn cho các con, làm tư vấn cho CEO của công ty, dạy học, truyền kinh nghiệm, xây dựng mạng lưới với những bạn trẻ khởi nghiệp, đầu tư…

Năng lượng trong chị cứ thế tuôn chảy như thể đây là điều chị sẽ làm trong nay mai và câu chuyện chuyển giao đã được chuẩn bị rồi…

Ngoài cổng, xe cộ vẫn tấp nập. Bất chợt tôi nhớ đến câu: “Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy”.

pk cover end