Thứ năm, 25/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Trong bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng, "hụt hơi" tín dụng, nợ xấu không xử lý được và khối trái phiếu doanh nghiệp các ngân hàng đang nắm giữ... là những nhân tố ẩn chứa rủi ro khi đánh giá tương lai ngành ngân hàng tháng cuối năm.
"Những cơ chế, chính sách thí điểm xử lý nợ xấu nếu không được tiếp tục triển khai thì tổ chức tín dụng rất khó khăn trong việc thu hồi nợ theo Nghị quyết số 42, khi đó dự kiến nợ xấu có thể nhảy vọt mức 430.000 tỷ đồng vào cuối năm 2022", Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Qua thời bị "nén", nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ đến lúc "lộ", nhất là khi thời hạn cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 kết thúc trong năm nay. Lo lắng là vậy nhưng ở mặt tích cực, giới chuyên môn vẫn kỳ vọng rủi ro này sớm được tháo gỡ.
Dịch Covid-19 bùng phát lần 4 tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cao trở lại khi nhiều doanh nghiệp gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ. Do đó cần luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu để giúp nền kinh tế vượt qua ảnh hưởng khó khăn do dịch bệnh.