Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tốn triệu USD mua giải pháp số của nước ngoài, doanh nghiệp ngậm ngùi bỏ dở vì… không bằng hàng Việt

Huyền Trang
- 13:59, 12/05/2022

(DNTO) - Các giải pháp chuyển đổi số “made in Việt Nam” ngày càng được doanh nghiệp Việt đánh giá cao nhờ giá thành hợp lý, phù hợp với văn hóa, trình độ phát triển của doanh nghiệp Việt hơn là các phần mềm của nước ngoài.

Sự phù hợp là yếu tố quan trọng khi áp dụng các giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Ảnh: T.L.

Sự phù hợp là yếu tố quan trọng khi áp dụng các giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Ảnh: T.L.

Nỗi đau khi ‘sính ngoại’

Trong lễ phát động chương trình đồng hành chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo với các doanh nghiệp TP.HCM 2022 sáng 12/5, nhiều câu chuyện thực tế về quá trình chuyển đổi số đã được các chuyên gia chia sẻ, trong đó nổi bật là câu chuyện lựa chọn giải pháp chuyển đổi số nước ngoài hay nội địa.

Cụ thể, chuyên gia tư vấn chuyển đổi số Phí Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM nhắc đến câu chuyện “đau thương”, “mất tiền mà không được việc” khi mua giải pháp chuyển đổi số từ nước ngoài.

“Các doanh nghiệp hiện nay khi lắp đặt hay nâng cấp một dây chuyền mới đều nghĩ đến việc kết nối dữ liệu thông qua cổng giao tiếp IAP để đồng nhất dữ liệu. Tuy nhiên, ngay cả chọn IAP cũng cần góc nhìn mới, bởi tôi đã từng làm với rất nhiều doanh nghiệp cung cấp giải pháp, đã phải đi mua của những hãng rất lớn, tốn cả triệu đô nhưng hiệu năng không tương xứng với giá tiền và không phù hợp với doanh nghiệp. Có doanh nghiệp may ở Long An phải bỏ luôn phần mềm của nước ngoài để thay thế bằng phần mềm có kiến trúc mới, linh hoạt hơn của Việt Nam và rất hài lòng”, ông Tuấn cho biết.

Ông Lã Quốc Tuấn, Giám đốc Chiến lược Cloudify, đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp cho biết, sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp Việt Nam hình thành 3 lớp: doanh nghiệp bắt đầu thích nghi với chuyển đổi số; doanh nghiệp đã ứng dụng chuyển đổi số và bắt đầu tăng tốc để chiếm lĩnh thị phần và cuối cùng là lớp doanh nghiệp đã chuyển đổi số toàn diện, tập trung vào R&D (nghiên cứu và phát triển) để cho ra những sản phẩm đổi mới sáng tạo.

Tuy nhiên, sau quá trình triển khai khoảng 2.000 doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam, ông Tuấn cũng thừa nhận nhiều chủ doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn phần mềm theo ý thích cá nhân, thay vì phù hợp với trạng thái doanh nghiệp, đâu đó dẫn đến câu chuyện phần mềm quá to hoặc quá nhỏ so với quy mô công ty. Điều này không chỉ gây lãng phí tiền đầu tư mà còn tốn thời gian, công sức.

Người Việt chuộng công nghệ Việt

Chuyển đổi số trong các ngành sản xuất đang được đẩy mạnh để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Ảnh: T.L.

Chuyển đổi số trong các ngành sản xuất đang được đẩy mạnh để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Ảnh: T.L.

Tốn kém và chưa thích hợp, các công nghệ chuyển đổi số nước ngoài hiện không còn được lòng các doanh nghiệp trong nước.

Điển hình là Unilever Việt Nam, 3 năm thực thực hiện chuyển đổi số nhà máy với 80 dự án về robot, gần 100 dự án tự động hóa, ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo), vision carmera… đều hoàn toàn do đơn vị trong nước thực hiện.

Ông Lâm Quốc Đạt, đại diện Công ty Unilever Việt Nam chia sẻ, trước đây chuyển đổi số cho khu công nghiệp thường gặp nhiều khó khăn vì không có tiền, không có thời gian, không có giải pháp thì hiện nay đã có những nền tảng ở Việt Nam rất tốt. Đặc biệt, có những giải pháp ở Việt Nam, thời gian triển khai trong nhà máy có thể giảm được 50% và kinh phí giảm 40-50% so với các dự án nước ngoài.

“Đội ngũ kĩ sư trẻ thay vì phải có 10 năm kinh nghiệm mới có thể tham gia dự án lớn, thì ở Unilever, chúng tôi khuyến khích họ có thể tham gia vào dự án ngay từ đầu, họ sẽ tìm hiểu doanh nghiệp để phân tích, lựa chọn và thiết kế giải pháp phù hợp. Chúng tôi chấp nhận rủi ro, thất bại có thể xảy ra nhưng có được đội ngũ kế thừa có tâm huyết, năng lực.

Đó là quá trình tiên phong nhiều thử thách, chấp nhận nhiều thất bại, có thời điểm gián đoạn sản xuất, nhưng gần như 100% dự án đã được triển khai trong 3 năm qua và có khoảng trên 90% nhà máy Unilever tại Việt Nam đã được tự động hóa, khoảng 2-3 nhà máy trên 5 nhà máy không còn công đoạn thủ công”, ông Đạt cho hay.

Cũng theo ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM, hiện doanh nghiệp đang có nhiều cơ hội chuyển đổi số. Ví dụ trước đây, hệ thống thu thập thông tin rất đắt, giờ đã rẻ đi đáng kể nhờ sự ra đời của các giải pháp trong nước, doanh nghiệp không phải tốn hàng trăm nghìn đô la như trước.

“Có những doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ mới ngay, vì nếu đi theo con đường truyền thống sẽ không tạo được lợi thế cạnh tranh. Ví dụ khi làm việc cùng chuỗi 19 nhà máy thủy điện, chúng tôi lập tức đưa AI vào cho máy học để tính toán lượng nước mưa, khí hậu, tính toán để khai thác điều hành của nhà máy, tạo thành nhà máy thông minh ngay lập tức. Điều này đã giúp nhà máy có doanh thu 600 tỷ có thể tăng thêm 14% doanh thu mà chưa cần cải tiến gì cả, chỉ cải tiến phần điều hành.

Hay một doanh nghiệp sản xuất và phân phối sữa, ngay trong đại dịch, họ đưa công nghệ mới ngay lập tức, năm 2021 doanh số tăng gấp đôi và dự kiến năm 2022 tiếp tục tăng gấp đôi năm 2021. Chúng ta đừng nghĩ rằng AI nó là gì đó rất khủng khiếp mà cứ phải làm những thứ bình thường trước, nếu cứ đi theo cách truyền thống thì sẽ chậm”, ông Tuấn tư vấn.

Cũng theo các chuyên gia, sau quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp phải hình thành được một tài sản số. Tài sản số sẽ phục vụ cho việc giải phóng lãnh đạo, tức lãnh đạo luôn nắm bắt thông tin một cách nhanh nhất, đầy đủ, chính xác để ra quyết định kịp thời; thứ hai là tăng năng suất lao động và tăng khả năng tương tác với đối tác, khách hàng.

Ngoài ra, việc đầu tiên của chuyển đổi số là phải xây dựng được mô hình kinh doanh, mô hình điều hành doanh nghiệp dựa trên nền tảng số để tạo ra sự tăng trưởng đột biến. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp mới có thể đánh giá được mình đang ở đâu, cần đầu tư, cải tiến gì để đạt được lộ trình đó.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
22 giờ
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Đất đai sửa đổi đang khơi thông dòng vốn ngoại khi thu hút đông đảo Việt kiều quay về đầu tư, đồng thời mở rộng cửa để các “cá mập” ngoại đổ bộ vào thị trường bất động sản Việt Nam.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, vụ Phúc Sơn, Bộ Công an sẽ tiếp tục tiến hành điều tra theo kế hoạch. Hiện cơ quan điều tra đã thu hồi 55 tỷ đồng và 1,6 triệu USD do các bị can đã nộp lại.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%, với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" và "5 đẩy mạnh".
2 tuần
Xem thêm