Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng chương trình bình ổn giá, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá và xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý.
Một vấn đề được coi như căn bệnh trong hoạt động quản lý thị trường, đó là sự phân phối không công bằng. Cấp trung gian hưởng lợi quá nhiều, nhà sản xuất chưa chắc lãi nhiều, người tiêu dùng phải mua hàng giá cao. Nếu điểm nghẽn này không được giải quyết, câu chuyện hàng hóa "lên nhanh, xuống chậm" khó chấm dứt.
Theo TS Cấn Văn Lực, không nên phản ứng thái quá với câu chuyện giá cả vì đấy là câu chuyện của thị trường. Trong điều hành giá cần tập trung quản lý các nhóm mặt hàng làm CPI tăng nhanh. Đây là điểm rất quan trọng, vì chúng ta phải tập trung chứ không thể xử lý dàn trải được.
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, trên thị trường thế giới, từ ngày 11/1 đến ngày 21/2, giá các mặt hàng thành phẩm xăng dầu đã tăng từ 15,45-20,88%, nhưng giá các mặt hàng xăng dầu trong nước chỉ tăng từ 9,59-14,04%, giá tăng ở mức độ "chịu đựng được", thấp hơn các nước trong khu vực.
Vừa qua, đã xảy ra hiện tượng một số tổ chức, cá nhân lợi dụng tình trạng thiếu hàng cục bộ do nguồn cung bị gián đoạn và nhu cầu mua sắm tích trữ nhu yếu phẩm của người dân tăng cao để tăng giá bất hợp lý.