tit 1

Huy Phạm được biết đến là một kiến trúc sư với những công trình khá kén chọn, nhưng đó chưa phải là điểm mạnh của chàng doanh nhân trẻ này, bởi khi tự nói về nghề yêu thích, Huy Phạm gọi mình là chàng thợ mộc. Anh giải thích: “Từ bé, tôi sống gần nhà bác có xưởng mộc nên những súc gỗ, âm thanh cưa, đục, dũa, cắt, xẻ… thường ngày của nghề mộc rất thân quen, cảm giác như ngấm vào máu. Khi ra trường làm nghề, mộc vẫn là thứ luôn làm tôi yêu thích”.

Hiểu nghề, yêu gỗ, quen với gỗ, Huy Phạm xây dựng thương hiệu 282 Design, mục đích hướng bản thân trở thành một “chàng mộc” chuyên nghiệp, với tiêu chí cụ thể: “Mỗi sản phẩm phải như một tác phẩm”. Huy Phạm tập trung tối đa vào thể hiện chi tiết với sự tỉ mỉ, tinh tế từ kỹ thuật làm mộc thủ công truyền thống của người Việt, kết hợp máy móc hiện đại vận dụng vào những thiết kế đậm chất công năng.

anh 7

Kể về nghề mộc, Huy Phạm chia sẻ: “Nghề mộc là nghề truyền thống lâu đời nhất, tồn tại không đứt quãng qua hàng nghìn năm, nhưng mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ xã hội, lịch sử, nghề mộc cần những thay đổi. Lấy ví dụ, nếu nói về kỹ thuật thủ công, Việt Nam có nhiều thợ giỏi nghề, nhưng cách dùng gỗ, cách khai thác gỗ còn nhiều điều phải bàn.

Do vậy, khi quyết định làm một thợ nghề, tôi muốn chính bản thân, anh em thợ trong công xưởng và cả người tiêu dùng, phải có cách nhìn nhận, ứng xử với gỗ theo xu hướng mới”.

Và đó là sự trân trọng đối với gỗ.

tit 2

Có thể thấy trong các thiết kế, thể hiện về đồ mộc của Huy Phạm ở 282 Design, không có bóng dáng gỗ tự nhiên. Huy Phạm nêu lý do: “Từ nhỏ, tôi chứng kiến cảnh người dân đi đốn cây rừng, thợ mộc sử dụng nguyên liệu thừa mứa, người tiêu dùng thích những phiến gỗ lớn, những tấm phản to, những bộ ghế để phòng khách vĩ đại… dẫn đến số lượng gỗ rất lớn từ thiên nhiên bị đốn hạ, việc tái tạo lại những cây gỗ trăm năm, nghìn năm là điều không thể. Do vậy tôi chú tâm vào khai thác gỗ từ rừng trồng, đặc biệt là cây Teak (giá tỵ)”.

box 1

Tại Việt Nam, cây Teak du nhập từ thập niên 1930, mãi đến 1958 mới được trồng phân bổ thành rừng ở Định Quán, Đồng Nai với diện tích gần 200 hecta. Sau đó, Teak được nhân giống rộng khắp, vừa trồng rừng tập trung vừa trồng phân tán tại các vùng sinh thái và lập địa khác nhau trải dọc nước Việt, nhiều nhất vẫn là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc. Teak sinh trưởng, phát triển tốt trên nền đất đỏ bazan, đất đen bazan trẻ, đất nâu spilit, đất xám, đất phù sa, đất vàng đỏ, đất đá vôi…

Với những thiết kế đồ mộc dùng trong nội thất hiện đại, Huy Phạm nhận ra nguồn nguyên liệu Teak thực sự phù hợp, vậy là lại mày mò khảo sát, điền dã tại các khu rừng Teak đặc dụng từ Luang Phrabang (Lào), Myanmar, Thái Lan, Định Quán, Sơn La (Việt Nam). Huy Phạm nhận ra những cánh rừng Teak ở Lào, Thái Lan được gieo trồng từ thập niên 1980 – 1990 đến nay đã bắt đầu thu hoạch, cung cấp nguyên liệu xuất khẩu. Thái Lan còn đẩy giá trị Teak lên thành quốc gỗ, với lối quy hoạch, phân bổ, trồng và tái tạo rừng theo hướng khai thác bền vững.

anh 3p

Chọn được nguyên liệu Teak, cách sử dụng của Huy Phạm cũng theo lối riêng, ấy là tận dụng tối đa những mảnh gỗ thừa, những mẩu vụn, để tái chế tạo thành hệ sàn gỗ kỹ thuật được anh gọi tên là hệ sàn gỗ sinh thái (Öko Floor) bao gồm 4 lớp kết cấu khác nhau, với bề mặt là gỗ nguyên miếng, đến lớp xương ngang, dưới là ván lạng liên kết, lớp nhôm alu cuối cùng vừa cách ẩm, tăng chịu lực và chống biến dạng.

Các phân lớp nối kết bằng khóa ngang – dọc chặt chẽ, kết dính bằng lớp keo, tạo thành cấu kiện bền vững, chống cong vênh, chịu đựng thời tiết, và giảm tối đa khả năng khai thác, sử dụng gỗ ngay cả với nguyên liệu từ rừng trồng.

Hỏi về cách dùng gỗ, Huy Phạm đầy hứng khởi: “Ở xưởng chế tác (282 Factory), không gì là thừa cả. Việc tiết kiệm, tính toán hợp lý trong sử dụng gỗ từ xưởng là triết lý nhân quả, vừa không ảnh hưởng môi trường. Tái sử dụng gỗ nhỏ cũng tạo công ăn việc làm cho thợ nghề, kết hợp máy móc, sản phẩm sẽ chắc bền hơn.

anh 2p

Gỗ vụn được lưu lại, tái chế, hoặc làm nguyên liệu để trẻ em, sinh viên, các nhà thiết kế và cả người tiêu dùng muốn trải nghiệm, sáng tạo ra sản phẩm nhỏ, đều có thể đến xưởng để thể hiện, vừa kích thích thực hành, phát triển đam mê về gỗ cho các thế hệ trẻ”.

Huy Phạm xây dựng không gian công xưởng 282 Factory làm điểm kết nối, giao lưu, hội thảo, triển lãm…, là nơi chia sẻ đam mê gỗ cùng mọi người. Đến với công xưởng, lại thêm khái niệm về dụng gỗ nảy sinh, ấy là yếu tố “tái sinh”. Từng mảnh gỗ, từng sản phẩm, Huy Phạm coi nó như một thực thể, biết sống, biết nghe, và gắn bó với con người qua nhiều thế hệ bởi công năng, tính bền bỉ, tính thẩm mỹ.

Gỗ như một kết nối giữa người thợ với sản phẩm, giữa con người với thiên nhiên. Huy Phạm định ra khái niệm: “Chạm vào thiên nhiên”, chính từ những sản phẩm gỗ anh thể hiện.

Song hành với việc thiết kế, sản xuất, lan tỏa niềm đam mê gỗ từ rừng trồng, Huy Phạm cũng gây dựng và phát triển quỹ 282 Forest dùng cho việc trồng lại những rừng Teak mới với kỳ vọng tái tạo, sử dụng gỗ Teak tuân theo vòng tuần hoàn bền vững.

Nguồn vốn được khách hàng của Huy Phạm, những người yêu gỗ Teak tự nguyện đóng góp theo quan niệm: “Trồng rừng, hoặc là đã trồng, hoặc luôn bây giờ, đừng để đến ngày mai”. Kỳ vọng sau 10 – 15 năm, cây đủ điều kiện khai thác theo hình thức đốn cây nào trồng lại tại vị trí ấy để tiếp tục dụng gỗ tuần hoàn, bền vững như mô hình các nước quanh khu vực đang thực hiện.

box 2