Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Tốt nghiệp Đại học Nông Lâm, chị Liêu Thị Kim Phượng (Thủ Đức, TP.HCM), sau nhiều năm mày mò nghiên cứu đã lai tạo thành công giống lan quý, cho hiệu quả kinh tế cao.
Với lòng nhiệt huyết và niềm đam mê với nông nghiệp, anh Tống Duy Khương (SN 1990) - chủ Cơ sở nấm rơm Phước Lộc thuộc ấp Thới Hòa, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung bước đầu khởi nghiệp thành công với mô hình sản xuất nấm rơm hấp thương hiệu Phước Lộc.
Không bỏ cuộc dù đã thất bại trong việc nuôi tôm, chị Lê Thị Thơ, nông dân ở Sóc Trăng đã chuyển hướng sang nuôi bò bằng kỹ thuật tuyển chọn giống, gặt hái nhiều thành công mang lại lợi nhuận cho gia đình.
Sau khi chuyển đổi nhiều loại giống cây trồng thất bại, nhưng hai vợ chồng anh Lê Văn Hùng và chị Nguyễn Thị Ngọc Giàu ở Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp không nản chí, Họ quyết tâm tìm hiểu và trồng vú sữa Hoàng kim thành công, mang lại lợi ích kinh tế vườn cao.
Sở hữu trên tay hai tấm bằng về Tài chính - Ngân hàng và Quản trị kinh doanh, nhưng chị Huỳnh Thị Mỹ Hạnh -chủ nhân Bà Đen Farm (Tây Ninh) lại rẽ ngang sang kinh doanh nông nghiệp khi tình cờ biết đến và hứng thú với sâm bố chính thông qua đề tài thạc sĩ của một người bạn.
Với tấm bằng thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm từ Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, năm 2018, Thạch Thị Chal Thi trở về quê hương Trà Vinh, quyết tâm khởi nghiệp từ việc khai thác mật hoa dừa theo truyền thống của người Khme. Sau 1 năm 9 tháng, “những đứa con” của chị đã được ra mắt.
Không ngừng tìm tòi, sáng tạo, anh Phan Trung Kiên (Chương Mỹ, Hà Nội) đã gây dựng và sản xuất thành công mô hình sản phẩm cà gai leo độc lạ. Anh cũng thành công trong việc xây dựng trang trại nuôi gà trắng Ai Cập với 20 nghìn con.
Chương trình Khát vọng mùa vàng lên sóng số đầu tiên ghé thăm khu vườn chanh dây ngọt (chanh leo ngọt) tại Sóc Trăng của ông Nguyễn Hữu Công để cùng lắng nghe những kinh nghiệm và tìm hiểu về hành trình làm nông nghiệp của người nông dân này.