Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Dùng mô phỏng toán học giải mã hiện tượng bom núi lửa

Hải Ngư
- 14:30, 14/10/2021

(DNTO) - Bom núi lửa cũng là mối nguy hiểm chết người khi hỏa diệm sơn phún xuất, thế nhưng vì sao trong thực tế, phần lớn số bom ấy lại không phát nổ? Để giải mã hiện tượng khó hiểu này, các nhà khoa học đã phải dùng đến mô hình toán học nghiên cứu trên một vụ nổ ảo.

Những ngày này, trên các phương tiện truyền thông đại chúng thế giới, đi kèm với diễn biến nóng quanh dịch bệnh Covid-19 còn có tin sốt dẻo về thiên tai với vụ phún xuất của hỏa diệm sơn Cumbre Vieja trên Quần đảo Canary ở Tây Ban Nha vào cuối tháng 9 vừa qua. Gần 6.000 cư dân ở đây đã phải di tản vì sự đe dọa của dung nham và nhất là từ nỗi lo những quả bom núi lửa phát nổ, dù khá hiếm.   

Dung nham từ núi lửa Cumbre Vieja trên quần đảo Canary, Tây Ban Nha tràn xuống biển. Ảnh: Twitter

Dung nham từ núi lửa Cumbre Vieja trên quần đảo Canary, Tây Ban Nha tràn xuống biển. Ảnh: Twitter

Từ lâu khoa địa chất học đã quan tâm đến thuật ngữ “bom núi lửa” trong các vụ phún xuất của một hỏa diệm sơn. Các chuyên gia không thắc mắc gì lắm nếu những tảng magma từ tâm núi lửa bay tung lên trời rơi xuống rồi phát nổ gây tàn phá, chết chóc. Họ chỉ bối rối và điên đầu khi còn có các quả cầu lửa lơ lửng trên không trung, rơi xuống đất và... không thể phát nổ!

Thực ra, bom núi lửa, phần cơ bản của nhiều vụ phún xuất nham thạch cũng là mối nguy hiểm gây chết người nếu nhiều trong số chúng nổ tung giữa không trung. Theo nghiên cứu khoa học, diễn biến nguy hiểm này thường xảy ra ở những ngọn núi lửa bị ngập giữa một vùng nước nông, hồ nước hoặc biển gần bờ.   

Trong quá trình này, những quả bom – là vỉ magma dẻo quánh, nóng chảy một phần, không nhỏ hơn quả bưởi – sẽ tích tụ rất nhiều nước. Lượng nước được hấp thu bị mắc kẹt ấy tiếp xúc các phần bên trong nóng hừng hực sẽ bị đun sôi sùng sục biến thành hơi. Sự tích tụ hơi nước đột ngột bị nén quá mức áp suất sẽ khiến quả bom nổ tung giữa trời hay trên mặt đất.

Một vụ phun trào ngoài khơi bờ biển Iceland đã hình thành nên đảo Surtsey vào những năm 1960, và cũng tạo ra nhiều quả bom núi lửa không thể phát nổ khi chúng bắn lên trên mặt nước. Ảnh: ShutterStock

Một vụ phun trào ngoài khơi bờ biển Iceland đã hình thành nên đảo Surtsey vào những năm 1960, và cũng tạo ra nhiều quả bom núi lửa không thể phát nổ khi chúng bắn lên trên mặt nước. Ảnh: ShutterStock

Thế mà trong thực tế, theo Mark McGuinness, một nhà toán học tại Đại học Victoria, Wellington ở New Zealand, rất nhiều trong số những quả bom núi lửa này lại rơi xuống đất một cách vô hại vì không phát nổ, trừ khi táng trực tiếp trúng đầu ai đó! Để giải mã những trường hợp an toàn hy hữu ấy, một nhóm các nhà nghiên cứu núi lửa và nhà toán học đã ngồi lại hầu “phá vỡ vụ án”.

Ê-kíp đã xây dựng một mô hình toán học ứng dụng AI mô phỏng việc phóng bom từ một ngọn núi lửa ảo, đồng thời tái tạo áp suất và nhiệt độ thay đổi tương tự ở bên trong một quả cầu lửa. Một trong vài kết quả báo cáo thu được là, bom núi lửa sẽ “tịt” khi nước không bị đun nóng bốc thành hơi hết mà vẫn còn duy trì một lượng nước ở dạng chất lỏng đủ biến trái bom thành nhão nhoẹt khi rơi xuống đất.

Việc những quả bom sũng nước này hiếm khi phát nổ từ lâu đã gây khó hiểu, bởi qua thử nghiệm bằng loại khẩu pháo tùy chỉnh trong phòng lab, các nhà khoa học thực sự không thể nghiên cứu được chi tiết những đường đạn thần tốc của các cục magma nóng chảy này khi chúng được phóng ra khỏi miệng núi. Giờ đây, nhờ mô hình toán học mới, tấm màn bí mật đã tạm được vén lên tiết lộ như sau: Khi magma từ lòng đất dâng trào lên miệng núi lửa, lúc tiếp giáp với bề mặt bên ngoài, nó giảm áp suất và nước bị giam giữ bên trong sẽ thoát ra dưới dạng hơi, tạo ra bong bóng.

Quan sát bom núi lửa khi chúng hình thành và không phát nổ là điều không thể, vì vậy các nhà nghiên cứu đã giải đáp bí ẩn về cách chúng hình thành bằng một mô hình toán học AI mới. Ảnh: NOAA

Quan sát bom núi lửa khi chúng hình thành và không phát nổ là điều không thể, vì vậy các nhà nghiên cứu đã giải đáp bí ẩn về cách chúng hình thành bằng một mô hình toán học AI mới. Ảnh: NOAA

Khi bom đã có bọt, nghĩa là cần phải có một cơ số lối thoát nơi hơi nước có thể xả thông ra ngoài, do đó xuất hiện tình trạng tăng áp suất cao, thấp tùy lượng lỗ thoát ít, nhiều. Những quả bom núi lửa nào thiếu mạng lưới lỗ xốp cho hơi nước của magma tạo thoát ra, không chịu nổi áp lực tích tụ, sẽ phát nổ. Còn hầu hết bom đủ bọt nhưng lại cũng có đủ lỗ cho phép hơi nước xả đồng thời trữ lại một ít dung dịch nước dạng lỏng, sẽ không thể nổ tung.

Đối với tiến sĩ McGuinness, nghiên cứu với mô hình toán học mới đã đạt được một mục tiêu khác. Nắm bắt được lý do vì sao nhiều bom núi lửa bắn tung lên trời rơi xuống mà vẫn không nổ được cho là một ví dụ ấn tượng về cách toán học tiên tiến thời kỹ thuật số giúp giải quyết các vấn đề không thuộc phạm trù trừu tượng. Ông hy vọng sự giải mã này sẽ giúp thay đổi nhận thức của công chúng về lĩnh vực nghiên cứu tác hại của một vụ hỏa diệm sơn phun trào, nhờ vậy họ biết trong đó vẫn có những thứ không hoàn toàn đáng sợ lắm!

Tin khác

Xu thế
Quá trình chuyển đổi số không chỉ mở ra không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn đang hỗ trợ tích cực cho chuyển đổi xanh.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Google thông báo sẽ cung cấp miễn phí những tính năng chỉnh sửa ảnh được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) đến tất cả người dùng, bất kể là họ sử dụng iOS hay Android.
4 ngày
Xu thế
Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT tin rằng, chỉ cần 5 năm nữa, khi nguồn nhân lực bán dẫn dồi dào hơn, được đào tạo bài bản hơn thì Việt Nam sẽ là nơi mà thế giới phải nhắc tới khi nói về chip bán dẫn.
5 ngày
Công nghệ Số hóa
Apple đã gửi cảnh báo tới hàng loạt người dùng iPhone tại 92 quốc gia ở trên thế giới và cho biết rằng họ có thể đã trở thành mục tiêu của cuộc tấn công phần mềm gián điệp đánh thuê.
6 ngày
Công nghệ Số hóa
Chính phủ Mỹ vừa cho biết họ có kế hoạch cung cấp cho TSMC khoản hỗ trợ tài chính trị giá lên tới 6,6 tỷ USD cho các nhà máy tại bang Arizona, Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
1 tuần
An toàn thông tin
Theo chuyên gia, các hacker (tin tặc) thường nằm vùng trong các tổ chức từ 3-6 tháng để nghiên cứu hệ thống vận hành, sau đó tiến hành các cuộc tổng tấn công.
1 tuần
Xu thế
Gần 90 startup AI và máy học đã vào rơi vào tay của những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Meta, Microsoft, Alphabet, Amazon, Nvidia... và dự báo con số này sẽ không dừng lại.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
OpenAI cho biết, từ tháng 4/2024, công ty cho phép người dùng truy cập vào ChatGPT mà không cần phải đăng ký bất kỳ dịch vụ gì. Người dùng sẽ được trực tiếp trò chuyện với ChatGPT model 3.5.
2 tuần
An toàn thông tin
Xác thực không mật khẩu, tức dùng sinh trắc học để đăng nhập vào các tài khoản được xem là phương thức hữu hiệu để hạn chế các vụ tấn công mạng.
2 tuần
Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
Amazon cho biết sẽ đầu tư thêm 2,75 tỷ USD để hỗ trợ cho Anthropic, một startup được nhiều người coi là công ty đi đầu trong lĩnh vực AI tạo sinh, và là công ty phát triển nên AI Claude.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Trong chuyến thăm tới Trung Quốc, CEO của Apple, Tim Cook cho biết công ty sẽ chính thức ra mắt kính thực tế ảo tại nước này trong năm nay.
3 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 25/3, Công ty chứng khoán VNDIRECT cho biết đang làm việc với các tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam và phối hợp xử lý cùng cơ quan chức năng, thông tin và tài sản của khách hàng được bảo đảm trạng thái an toàn...
3 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
3 tuần
Xem thêm