Thứ ba, 23/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

"Nhà đầu tư bất động sản sẽ đòi hỏi khắt khe hơn về "chất" và tính pháp lý của dự án. Họ có xu hướng sử dụng dữ liệu nhiều hơn để đưa ra quyết định. Đó là các dữ liệu có lịch sử nhiều năm về biến động giá, lợi nhuận đầu tư và nguồn cung - cầu...", Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, nhận định.
Hầu hết các báo cáo đều hiện chỉ ra thị trường bất động sản đang dần bớt nguội lạnh, tuy nhiên khó khăn vẫn chưa buông tha doanh nghiệp. Để vượt qua sóng gió, thị trường đang rất cần những cuộc “đại phẫu” nhằm tái cơ cấu toàn diện và ổn định dòng tiền.
Đưa ra khuyến nghị với doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh quy mô nợ đang “phình to”, rủi ro về tái cấp vốn tăng cao, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp khi huy động vốn phải gắn với mục đích sử dụng và quan tâm quản lý rủi ro tài sản, phải biết sắp xếp vốn để “tự giải cứu chính mình”.
"Nếu những khó khăn về giao dịch, pháp lý đất đai, vốn, thị trường trái phiếu, tín dụng vẫn chưa được "cởi trói", có tới 25% doanh nghiệp chỉ có thể trụ được tới hết quý 3. Số lượng doanh nghiệp phải "khai tử" sẽ tiếp tục tăng cao", VARS nhận định.
Việc khó khăn trong giảm lãi suất cho vay được xem là "đòn giáng chí mạng" khiến thanh khoản thị trường bất động sản nằm đáy hơn 10 tháng qua. Gần đây, việc thị trường xuất hiện một số gói vay lãi suất dưới 9%, đã nhóm lên hy vọng sẽ tạo thanh khoản và động lực cho việc mua bán.
Trong bối cảnh nguồn cung sơ cấp vẫn nghèo nàn, "đau đầu" với bài toán cân đối dòng tiền trong bối cảnh lãi suất và tín dụng "quay lưng", nhà đầu tư, doanh nghiệp đã phải tung chiến lược hâm nóng thị trường thứ cấp, trong đó, bất động sản có giá trị tích lũy và khai thác được quan tâm khá nhiều.
Nhiều nhà đầu tư sẵn tiềm lực đang đợi "rót vốn" vào các dự án tiềm năng đang là cơ hội cho các doanh nghiệp nắm giữ dự án đầy đủ pháp lý có thể bung hàng để xoay xở dòng tiền trả nợ, cũng như có thêm nguồn lực triển khai các dự án mới. 
Nhìn vào diễn biến tích cực trong giao dịch, cơ cấu "giỏ hàng", chiến lược giá cả qua những đợt mở bán sản phẩm gần đây, có vẻ như doanh nghiệp địa ốc đã sẵn sàng cho một cuộc đua từ đáy. Theo chuyên gia, chính sách bán hàng phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được nguồn lực cho một cuộc đua đường dài.
Khan hiếm sản phẩm, thiếu hụt khách hàng đã khiến các sàn giao dịch, nhà môi giới bất động sản bị đặt vào thế khó. Quá nhiều thách thức, liệu những nhà môi giới có cơ hội “trở mình" để kích hoạt lại thị trường?
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, cho biết đã có nhiều văn bản yêu cầu các địa phương thanh tra, kiểm tra, rà soát tình trạng mua bán nhà ở xã hội, nếu phát hiện mua bán không đúng đối tượng phải thu hồi.
Bên cạnh những bất cập từ nguồn vốn huy động "méo mó", thì pháp luật đang là ách tắc lớn nhất của thị trường địa ốc, dẫn tới tình trạng người có thẩm quyền không dám phê duyệt. Đây cũng là nguyên nhân gốc rễ gây ra việc hàng loạt dự án "đắp chiếu" thời gian qua.
Nhiều chính sách tốt cũng như loạt quy hoạch cấp tỉnh vừa được Thủ tướng phê duyệt mới đây đang mở ra cơ hội cho nhà đầu tư bất động sản trung và dài hạn "bẻ khóa" thanh khoản để lĩnh trái ngọt.
Có thể thấy, phân khúc nhà ở xã hội đang ở trong thời điểm “chín muồi” bởi hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho đến sự hăng hái "nhập cuộc" của các doanh nghiệp đầu ngành. Kỳ vọng giải “cơn khát” nhà đang ở mức đỉnh điểm của người dân liệu có hoàn toàn khả thi?
Để thật sự thoát ra được trạng thái "chợ chiều", thị trường địa ốc chờ đợi động thái tháo gỡ nút thắt cuối cùng, cũng là nút thắt quan trọng nhất. Đó là điều chỉnh các quy định pháp luật để có thể phê duyệt hàng nghìn dự án đầu tư, phát triển đang "án binh bất động" chờ "rã đông". 
Kỳ vọng hàng loạt dự án mới mở bán ngay từ đầu năm 2023 hứa hẹn sẽ giải “cơn khát” nguồn cung ngày càng trầm trọng của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nguồn cầu vẫn đang là ẩn số khi lãi suất ngân hàng tăng nhanh và sản phẩm vừa túi tiền vẫn hạn chế…, sẽ là những rào cản “đeo bám” thị trường.