Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

100 đề án xúc tiến thương mại với tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ 136 tỷ đồng, đã giúp sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với thị trường trong và ngoài nước.
Năm 2022, một số ngành hàng xuất khẩu có tiềm năng, trọng tâm sẽ được thiết kế các hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp, nhằm tận dụng tối đa các FTA, giúp hàng hóa Việt Nam tiến sâu hơn chuỗi giá trị toàn cầu.
Các doanh nghiệp sẽ được Sàn thương mại điện tử Alibaba.com và Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, hỗ trợ tư vấn để xuất khẩu sản phẩm thông qua thương mại điện tử.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) do nữ giới làm chủ được hỗ trợ nhằm tận dụng được các cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Canada nói riêng, thị trường quốc tế nói chung, trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam và Tổ chức Xúc tiến thương mại TFO Canada.
Những yêu cầu về đảm bảo độ tươi ngon, đáp ứng truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng và thông tin sản phẩm được minh bạch… tưởng chừng sẽ ‘ngáng đường’ nông sản lên sàn thương mại điện tử, nhưng nay đã và đang dần được gỡ bỏ.
Trong ngày 28/5, sản phẩm mận hậu và xoài tròn Yên Châu của Sơn La chính thức lên sàn thương mại điện tử Shopee. Sản phẩm được phân phối tại thị trường Hà Nội và TP.HCM.
Hệ thống cảnh báo thương mại toàn cầu ePing phiên bản tiếng Việt ra mắt sẽ giúp các doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam truy cập dễ dàng, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
500 phiên giao thương trực tuyến được Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức đã hỗ trợ 100.000 lượt doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế kết nối với nhau, tránh gián đoạn giao thương trong bối cảnh dịch Covid-19.