Thứ năm, 25/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Công nghệ 'tự hành hoàn toàn' có trở thành gót chân Asin của Tesla?

Anh Khôi
- 19:24, 05/11/2021

(DNTO) - Sau hơn 10 năm đầu tư nghiên cứu và phát triển, Tesla vẫn chưa gặt hái thành quả từ việc đầu tư vào tính năng tự động lái của mình.

Công nghệ xe tự hành của Tesla. Nguồn: Marcus Zacher/Flickr, CC BY-NC.

Công nghệ xe tự hành của Tesla. Nguồn: Marcus Zacher/Flickr, CC BY-NC.

Một trong những sự thật đầu tiên mà người sở hữu xe hơi điện Tesla cần biết là công nghệ Tự hành hoàn toàn (FSD) thực chất không giúp cho xe của bạn tự lái 100% được. Ít nhất, với những gì hiện hữu thì điều này vẫn chưa thể làm được. Tuy nhiên, những tranh cãi xung quanh nền tảng cốt yếu giúp Tesla bán chạy này không dừng lại tại đó.

Hiệu suất vận hành kém hiệu quả trên đường dài, quảng cáo tính năng chưa hoàn thiện gây hiểu lầm, và những lời hứa từ Elon Musk đã khiến tính tự hành trị giá 10.000 USD trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi với những người ủng hộ sự an toàn, các cơ quan quản lý và chính chủ sở hữu xe điện Tesla.

Tuy nhiên, tỷ phú Elon Musk vẫn lên kế hoạch tung ra phiên bản FSD beta mới dành cho hàng nghìn chủ xe trong tuần sau, làm dấy lên hàng loạt câu hỏi về sự an toàn và tính minh bạch của nó.

Vì sao tính năng tự hành của Tesla được nhiều kỳ vọng?

Tính năng tự lái tiêu chuẩn trên xe hơi Tesla, về cơ bản là một phần mềm điều khiển hành trình với khả năng bổ sung để điều hướng khi di chuyển trên các thành phố lớn. Xe hơi của Tesla có thể đi qua các khúc cua trên đường và điều chỉnh tốc độ dựa trên xe phía trước. Để có thể trải nghiệm thuộc tính nâng cao, người mua phải chuyển lên sử dụng gói công nghệ tự hành hoàn toàn mới nhất.

Tesla đang đi đầu trong nền tảng tự hành hoàn toàn. Nguồn: Rosenfeld Media/Flickr, CC BY.

Tesla đang đi đầu trong nền tảng tự hành hoàn toàn. Nguồn: Rosenfeld Media/Flickr, CC BY.

Chỉ cần một khoản phí 10.000 đô la một lần hoặc đăng ký 199 đô la mỗi tháng, người sở hữu xe điện Tesla sẽ có thêm khả năng tự động chuyển làn đường, vào và ra khỏi đường cao tốc, nhận biết biển báo dừng, đèn giao thông và đỗ xe. Nó đòi hỏi khả năng kiểm soát, nhưng Tesla muốn cải thiện hệ thống này theo thời gian và tuyên bố rằng các phương tiện của họ cuối cùng sẽ hoàn toàn tự động.

Đâu là thách thức thật sự?

Vào năm 2017, Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã thông qua đạo luật về xe tự hành, qua đó cho phép Ủy ban Quản lý An toàn đường bộ Hoa Kỳ được phép đưa ra các quy định về tính năng an toàn của xe tự hành. Nhiều tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp xe hơi cho biết công nghệ tự hành tuy đang phát triển rất nhanh, nhưng thực tế lại chứng minh nó rất khó làm chủ, và khó đạt được kết quả như mong muốn.

Một số nhà phê bình cho rằng, việc phóng đại những gì mà FSD có thể làm, bằng cách gọi nó là "công nghệ tự lái hoàn toàn", có thể gây ra rủi ro an toàn cho người lái xe và người đi đường. Tờ Consumer Reports cho biết, FSD vẫn chưa đạt đến trạng thái “tự lái hoàn toàn”, và có quá nhiều thiếu sót trong quá trình thử nghiệm những thuộc tính này.

Cũng trong tháng 8, hai thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ đã gửi một lá thư đến Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ, bày tỏ lo ngại về cách Tesla cố tình quảng bá sai tính năng của FSD, và cố tình trở thành đại diện cho công nghệ xe tự hành. Trước đó vào tháng 5, giới chức California cho biết họ đang xem xét liệu Tesla có đánh lừa khách hàng một cách bất hợp pháp bằng những tuyên bố về xe tự lái của mình hay không.

Để đáp trả lại những cáo buộc trên, ông chủ của Tesla đã gây sốt khi quyết định tung ra phiên bản FSD beta cho hàng nghìn khách hàng của mình, trong một nỗ lực cải tiến hệ thống này. Phiên bản beta sẽ bổ sung thêm khả năng điều hướng tại nhiều địa phương khác nhau, cập nhật tính năng gọi xe an toàn và đậu xe đúng chỗ. Tuy nhiên, rất nhiều bằng chứng được người mua xe ghi nhận cho thấy rằng, những gì mà Tesla hứa hẹn trên vẫn chưa thật sự đáp ứng đúng nhu cầu của họ.

Nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện như Waymo, khai thác tính năng vận hành tốt. Nguồn: WIRED

Nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện như Waymo, khai thác tính năng vận hành tốt. Nguồn: WIRED

Một phóng viên của CNN khi trải nghiệm phiên bản beta này tỏ ra rất ấn tượng với khả năng an toàn trong những tình huống khẩn cấp. Nhưng rất nhiều tình huống lái xe cơ bản thì Tesla không thể làm được, điển hình như tình huống tránh vật cản bê tông lớn, chuyển làn xe trên đường không phải cao tốc… Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về sự chắc chắn của tính năng FSD, khi nhiều hãng xe tự hành khác như Waymo lại làm rất tốt các khả năng di chuyển cơ bản như vậy. Waymo thu thập rất nhiều dữ liệu người dùng từ những lái xe chuyên nghiệp trên toàn quốc, và luôn có giới hạn khu vực thử nghiệm cụ thể.

Người sở hữu nghĩ gì?

Không quá quan trọng đến những thông tin trên, nhiều chủ sở hữu xe Tesla vẫn đặt niềm tin hoàn toàn vào công nghệ FSD. Bằng chứng là chỉ trong 1 giờ, đã có hơn 10.000 đơn đăng ký tham gia thử nghiệm giai đoạn beta này. Nhiều người trong số họ đã dùng thử và chia sẻ những đoạn clip của mình lên YouTube và Tiktok. Nhưng phần lớn ý kiến phàn nàn lại đến từ mức giá sử dụng.

Theo tờ Business Insider, một số người dùng mới cảm thấy không đáng khi phải bỏ ra hơn 10.000 đô cho một sản phẩm chưa hoàn chỉnh. Một số còn mạnh tay hơn khi dọa sẽ khởi kiện Tesla vì quảng cáo không trung thực. Trên thực tế, diễn đàn của Tesla đang tràn ngập các câu hỏi và hoài nghi rằng việc tự hành hoàn toàn có thể đạt được không.

Mối bận tâm trên cũng là điều dễ hiểu, khi vị tỷ phú Elon Musk đã nhiều lần thất hứa trong việc đưa công nghệ tự lái lên tầm cao mới. Vào cuối năm 2020, ông còn khẳng định 1 triệu chiếc taxi tự lái của Tesla sẽ xuất hiện trên đường, trở thành cỗ máy in tiền cho chủ sở hữu xe.

"Tôi không mong muốn nó sẽ khó đến vậy, nhưng khó khăn là rõ ràng khi nhìn lại", CEO của Tesla bộc bạch trong đoạn tweet mới đây.

Tin khác

Công nghệ Số hóa
Meta Platforms lần đầu chia sẻ hệ điều hành của tai nghe Quest cho các nhà sản xuất thiết bị đối thủ, bao gồm cả Microsoft, trong nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng của công ty trong ngành công nghệ thực tế ảo và thực tế hỗn hợp đang dần nổi lên.
27 phút
Xu thế
Lượng lớn lao động freelancer Việt Nam đang sở hữu tài sản ảo khi làm việc với các công ty nước ngoài. Điều này đặt ra bài toán cần nhanh chóng có khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cũng như chống thất thu thuế cho nhà nước.
17 giờ
Công nghệ Số hóa
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Philippines (SEC), đã yêu cầu Google và Apple xóa sàn giao dịch điện tử Binance khỏi cửa hàng ứng dụng của họ.
18 giờ
Công nghệ Số hóa
Apple cho biết, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu công ty gỡ bỏ một số ứng dụng nhắn tin như Whatsapp và Threads của Meta khỏi cửa hàng App Store ở nước này do những lo ngại về an ninh quốc gia.
3 ngày
Xu thế
Quá trình chuyển đổi số không chỉ mở ra không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn đang hỗ trợ tích cực cho chuyển đổi xanh.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Google thông báo sẽ cung cấp miễn phí những tính năng chỉnh sửa ảnh được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) đến tất cả người dùng, bất kể là họ sử dụng iOS hay Android.
1 tuần
Xu thế
Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT tin rằng, chỉ cần 5 năm nữa, khi nguồn nhân lực bán dẫn dồi dào hơn, được đào tạo bài bản hơn thì Việt Nam sẽ là nơi mà thế giới phải nhắc tới khi nói về chip bán dẫn.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Apple đã gửi cảnh báo tới hàng loạt người dùng iPhone tại 92 quốc gia ở trên thế giới và cho biết rằng họ có thể đã trở thành mục tiêu của cuộc tấn công phần mềm gián điệp đánh thuê.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Chính phủ Mỹ vừa cho biết họ có kế hoạch cung cấp cho TSMC khoản hỗ trợ tài chính trị giá lên tới 6,6 tỷ USD cho các nhà máy tại bang Arizona, Mỹ.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
2 tuần
An toàn thông tin
Theo chuyên gia, các hacker (tin tặc) thường nằm vùng trong các tổ chức từ 3-6 tháng để nghiên cứu hệ thống vận hành, sau đó tiến hành các cuộc tổng tấn công.
2 tuần
Xu thế
Gần 90 startup AI và máy học đã vào rơi vào tay của những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Meta, Microsoft, Alphabet, Amazon, Nvidia... và dự báo con số này sẽ không dừng lại.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
OpenAI cho biết, từ tháng 4/2024, công ty cho phép người dùng truy cập vào ChatGPT mà không cần phải đăng ký bất kỳ dịch vụ gì. Người dùng sẽ được trực tiếp trò chuyện với ChatGPT model 3.5.
3 tuần
An toàn thông tin
Xác thực không mật khẩu, tức dùng sinh trắc học để đăng nhập vào các tài khoản được xem là phương thức hữu hiệu để hạn chế các vụ tấn công mạng.
3 tuần
Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
3 tuần
Xem thêm