Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Theo báo cáo của ADB, các nền kinh tế của các nước ASEAN phải tăng cường vị thế của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm thúc đẩy khả năng chống chịu trước những thách thức mới, bao gồm các đại dịch trong tương lai, bất ổn địa chính trị và biến đổi khí hậu
Rõ ràng, những “gã khổng lồ” công nghệ của thế giới đang coi Việt Nam là điểm đến cho chuỗi cung ứng của họ trong tương lai. Song các doanh nghiệp Việt có đủ năng lực để tham gia cuộc chơi hay không vẫn còn là nỗi băn khoăn, nhiều kỳ vọng "gió sẽ đổi chiều" khi có sự trợ lực từ chính sách?
Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường sự liên kết, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành một trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Hơn 90% doanh nghiệp Việt tiềm lực yếu, vốn mỏng, chưa quen với "sóng lớn" của thương trường, dẫn tới năng lực cạnh tranh yếu trong cuộc chơi với đối thủ hơn hẳn về tầm vóc. Do đó, để không mãi quanh quẩn ở "ao làng", cần thay đổi tư duy, lấy sức ép cạnh tranh làm động lực để đổi mới và phát triển.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát càng thấy hết ý nghĩa sự hỗ trợ của vốn ngân hàng trong việc duy trì chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản, không chỉ giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm mà còn "hà hơi", "tiếp sức" cho không ít doanh nghiệp có thể trụ vững.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi… dẫn đến giá bán xe hơi trong nước vẫn ở mức cao so với khu vực.