Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Các trường hợp trốn khai báo y tế hoặc cản trở quá trình truy vết sẽ bị xử lý thế nào?

Tiến Dũng (tổng hợp)
- 10:21, 03/02/2021

(DNTO) - Sáng 1/2, Bộ Y tế phát đi thông báo kêu gọi người dân cùng nâng cao ý thức, trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp.

“Tôi rất khỏe, tôi có làm sao đâu”

Theo thông báo từ Bộ Y tế, Việt Nam đang bước vào đợt bùng phát dịch thứ ba. Rất nhiều tổn thất, thiệt hại không thể kể được bằng con số như trường học đóng cửa, lao động mất việc, toàn dân lo việc mất tết. 

Thế nhưng tới 20% các F0 (bệnh nhân nhiễm Covid-19) khi được phát hiện và liên hệ đã không hợp tác. Cá biệt, có ca F0 và hàng trăm ca F1 đã không chủ động khai báo tình thế nguy cấp, từ chối giao tiếp với lý do: “Tôi rất khỏe, tôi có làm sao đâu”.

Sau khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Bộ trưởng Bộ Y tế đã triệu tập khẩn cấp Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng, chống Covid-19 để đẩy nhanh tốc độ truy vết các F1, F2.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 với người về từ vùng dịch. Ảnh:Hoàng Giang.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 với người về từ vùng dịch. Ảnh:Hoàng Giang.

Tuy nhiên, khi làm nhiệm vụ, đại diện tổ truy vết cho biết khoảng 20% bệnh nhân (F0) không hợp tác, chưa kể các trường hợp F1 và F2. Có người khi bị truy vết còn tắt máy, chặn số của Bộ Y tế và đội ngũ chuyên môn. Việc này khiến công tác thu thập thông tin dịch tễ để khoanh vùng, dập dịch gặp nhiều khó khăn.

Dư luận lo lắng về những trường hợp né khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực tình trạng sức khỏe bản thân, từ đó làm lây lan dịch bệnh cho người thân và xã hội. Vậy về quy định pháp lý hiện có quy định nào để xử ký những “ca khó” này không?

Mức phạt có thể lên tới 12 triệu đồng

Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội, cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trở lại, trách nhiệm của người dân là phải khai báo y tế trung thực và tự giác. Hành vi chậm, trốn tránh khai báo y tế, tùy vào tính chất mức độ và hậu quả xảy ra có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Dẫn Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, luật sư phân tích SARS-CoV-2 đã được bổ sung vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A (gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao) từ ngày 29/1/2020.

F0 và người liên quan không hợp tác sẽ khiến công tác khoanh vùng, dập dịch gặp khó khăn. Ảnh:Việt Linh.

F0 và người liên quan không hợp tác sẽ khiến công tác khoanh vùng, dập dịch gặp khó khăn. Ảnh:Việt Linh.

Theo luật sư Cường, Điều 11 Nghị định số 117/2020 của Chính phủ quy định người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan chức năng thì bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.

Còn hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị phạt hành chính 15-20 triệu.

Luật sư Bùi Viết Nông, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng quy định hiện hành có đầy đủ biện pháp chế tài để xử lý.

LS Nông nói: Hành vi không khai báo hoặc khai báo gian dối có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cả cộng đồng, xã hội. Họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của mình.Về hình sự, theo LS Nông, hành vi trên có thể bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo Điều 240 BLHS 2015; hoặc tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo Điều 295 BLHS 2015, khung hình phạt có thể đến 12 năm tù.

Tòa án Nhân dân Tối cao kịp thời có công văn hướng dẫn

Để góp phần ngăn chặn sự gia tăng phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Công văn 45 ngày 30-3-2020 về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Theo hướng dẫn tại công văn thì người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh COVID-19 đã được thông báo cách ly mà thực hiện những hành vi làm lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” theo điểm c khoản 1 Điều 240 BLHS và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.

Đó là hành vi trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.

Người chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa mà thực hiện các hành vi gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo Điều 295 BLHS.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
22 giờ
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Đất đai sửa đổi đang khơi thông dòng vốn ngoại khi thu hút đông đảo Việt kiều quay về đầu tư, đồng thời mở rộng cửa để các “cá mập” ngoại đổ bộ vào thị trường bất động sản Việt Nam.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, vụ Phúc Sơn, Bộ Công an sẽ tiếp tục tiến hành điều tra theo kế hoạch. Hiện cơ quan điều tra đã thu hồi 55 tỷ đồng và 1,6 triệu USD do các bị can đã nộp lại.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%, với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" và "5 đẩy mạnh".
2 tuần
Xem thêm