Thứ ba, 16/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bộ Tài chính kiến nghị đổi mới hệ thống DNNN để tăng tốc cổ phần hoá, thoái vốn

Hồng Gấm
- 14:43, 12/04/2021

(DNTO) - Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện sắp xếp, cơ cấu, đổi mới hệ thống DNNN trong giai đoạn 2021-2025, mục tiêu đến năm 2025, sẽ cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, cơ cấu lại các DNNN theo hướng chủ yếu là cổ phần hoá, thoái vốn.

Bộ Tài chính đề xuất thí điểm cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sang ngay mô hình công ty cổ phần, sau đó niêm yết lên sàn chứng khoán và thực hiện thoái vốn qua sàn. Ảnh: TL.

Bộ Tài chính đề xuất thí điểm cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sang ngay mô hình công ty cổ phần, sau đó niêm yết lên sàn chứng khoán và thực hiện thoái vốn qua sàn. Ảnh: TL.

Nhiều doanh nghiệp hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm bắt

Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất, trong 5 năm tới (2021-2025), có thể thí điểm chuyển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sang ngay mô hình công ty cổ phần, sau đó niêm yết lên sàn chứng khoán và thực hiện thoái vốn qua sàn. Giải pháp mới sẽ thay cho biện pháp bán một phần vốn nhà nước trước, sau đó chuyển thành công ty cổ phần để niêm yết lên sàn chứng khoán như giai đoạn vừa qua.

Bộ Tài chính cho biết, 5 năm qua (2016-2020), đã có 178 DNNN được cổ phần hóa (CPH). Xét về số lượng doanh nghiệp, việc CPH vượt kế hoạch, nhưng chưa đạt mục tiêu khi 128 doanh nghiệp trong danh mục CPH chỉ thực hiện được 37 doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp được CPH còn lại (141 doanh nghiệp) nằm ngoài kế hoạch.

Mục tiêu cần bán hơn 98.748 tỷ đồng (tương đương 48%) vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) nhưng thực tế chỉ bán được 22.748 tỷ đồng (đạt 23% kế hoạch, tương đương 11% giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp). Theo Bộ Tài chính, do tỷ lệ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau CPH cao, nên chưa đạt mục tiêu thay đổi phương thức quản trị, hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong cùng thời gian, các DNNN đã thoái được 25.695 tỷ đồng đầu tư, thu về 172.990 tỷ đồng.

Bộ Tài chính đánh giá, các DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã được sắp xếp lại tinh gọn hơn, hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc CPH còn gặp không ít vướng mắc, đặc biệt liên quan xử lý đất đai; còn doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ, không tương xứng với nguồn lực nắm giữ...

Theo đó,Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện sắp xếp, cơ cấu, đổi mới hệ thống DNNN trong giai đoạn 2021-2025, mục tiêu đến năm 2025, sẽ cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, cơ cấu lại các DNNN theo hướng chủ yếu là CPH, thoái vốn.

Bộ Tài chính đề xuất triển khai 9 nhóm giải pháp cho thời gian tới, như: Hoàn thiện thể chế; Hiện đại hóa quản trị DNNN; Phân định rõ việc quản lý vốn và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh để tiến tới thuê người quản lý với DN trên 50% vốn nhà nước. Theo Bộ Tài chính, cần có cơ chế để Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp chất vấn trực tiếp lãnh đạo DNNN; có cơ chế đảm bảo cho mọi đối tượng quan tâm có thể dễ theo dõi, giám sát, khai thác thông tin công khai của DNNN. Bên cạnh đó, thí điểm một số DNNN sau CPH đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán khu vực và thế giới…

Về các giải pháp tái cơ cấu lại DNNN giai đoạn tới, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, đối với CPH DNNN, cần thiết rà soát lại, xem xét kỹ các DNNN nào cần CPH và cần có thứ tự ưu tiên.

“Đặc biệt, CPH phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, địa phương. Thực tế cho thấy, bản thân người đứng đầu doanh nghiệp không mặn mà với CPH, không muốn rời “bầu sữa mẹ”, không thấy sự bức thiết của CPH. Do đó, phải xốc lại đội ngũ quản lý doanh nghiệp, địa phương liên quan đến CPH DNNN. Đồng thời, để thúc đẩy CPH, việc định giá phải làm tốt hơn nữa và phải đẩy mạnh niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cần có cơ chế để đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước đối với doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo doanh nghiệp được hạch toán, kinh doanh theo cơ chế thị trường”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Quyết tâm thoái trên 50% vốn tại DNNN

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tới hết năm 2019, khối doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có tổng tài sản hơn 2,99 triệu tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu hơn 1,42 triệu tỷ đồng; Nợ phải trả hơn 1,54 triệu tỷ đồng; Tổng doanh thu hơn 1,65 triệu tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế 162.750 tỷ đồng; Nộp ngân sách nhà nước 283.000 tỷ đồng.

Đối với công ty cổ phần có vốn góp nhà nước, hết năm 2019, tổng tài sản hơn 813.955 tỷ đồng; Vốn chủ sở hữu năm 335.627 tỷ đồng; Nợ phải trả 371.511 tỷ đồng; Tổng doanh thu 662.286 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế 55.633 tỷ đồng; Nộp ngân sách nhà nước 113.356 tỷ đồng.

Về giải pháp tái cơ cấu DNNN giai đoạn tới, Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu thí điểm mô hình chuyển đổi một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước từ mô hình công ty một thành viên sang công ty cổ phần 100% vốn nhà nước. Trong đó, cơ quan, đơn vị nhà nước nắm 100% cổ phần, có thể là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm giữ toàn bộ cổ phần, hoặc nắm cổ phần chi phối. Sau đó, công ty cổ phần nhà nước nắm 100% vốn sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán để thực hiện thoái vốn hoặc huy động vốn qua sàn.

Theo mô hình này, bộ quản lý ngành và Bộ Tài chính Đức cử người đại diện vốn nhà nước tham gia hội đồng cổ đông, bổ sung thêm hội đồng giám sát có đại diện người lao động tham gia. Các công ty cổ phần này được niêm yết trên sàn chứng khoán, việc chuyển nhượng vốn nhà nước hoặc huy động vốn từ xã hội được thực hiện qua sàn chứng khoán.

Bộ Tài chính đánh giá, nếu Việt Nam áp dụng mô hình trên, có thể đảm bảo công khai, minh bạch, thuận tiện cho thoái vốn hoặc huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Từ đó, tiến tới thí điểm một số DNNN niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế. Bên cạnh đó, giải pháp này có thể bổ sung thêm công cụ đẩy nhanh việc xây dựng 17 tập đoàn, tổng công ty nhà nước quy mô lớn dẫn dắt nền kinh tế.

Nêu quan điểm về vấn đề này, GS.TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới cho rằng, thực tế CPH vừa qua chưa đạt mục tiêu, khi 128 DNNN theo danh mục chỉ CPH được 37 doanh nghiệp và tỷ lệ vốn nhà nước bán ra rất thấp. Chúng ta đã có các nghị quyết của Đảng là thoái vốn nhà nước ở những lĩnh vực không thiết yếu, vấn đề là có quyết tâm làm hay không.

“Nhiều người chỉ muốn bán cổ phần nhà nước dưới 50%, để nhà nước vẫn nắm chi phối, gọi là doanh nghiệp cổ phần nhưng bản chất vẫn là nhà nước nắm giữ. Nếu CPH như vậy không nên làm, vì bản chất hoạt động doanh nghiệp vẫn không thay đổi. Nhà nước nên lập danh sách DNNN phải CPH với tỷ lệ bán vốn bắt buộc trên 50%, không CPH thấp hơn. Có như vậy khối doanh nghiệp tư nhân trong nước mới còn dư địa phát triển, khi DNNN đang nắm giữ quá nhiều nguồn lực độc quyền, còn doanh nghiệp FDI hưởng nhiều ưu đãi. Kể cả có chuyển thành công ty cổ phần để niêm yết trên thị trường chứng khoán, khi thoái vốn DNNN cũng phải thoái trên 50%", ông Lược nêu rõ.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinschool - Hệ thống giáo dục lớn nhất Việt Nam thuộc Tập đoàn Vingroup - bắt đầu tuyển sinh tại đảo ngọc Phú Quốc và dự kiến khai giảng khóa đầu tiên tại Phú Quốc vào tháng 8/2024. Nằm trong khuôn viên siêu quần thể Phú Quốc United Center, Vinschool Grand World Phú Quốc với đầy đủ các cấp học sẽ là “làn gió mới” đem chương trình giáo dục toàn diện nhất tới Thành phố đảo Ngọc.
3 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tối 14/4, tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang đã đón nhận cờ chuyển giao Cụm trưởng Cụm Trung du Bắc bộ năm 2024, từ Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh.
17 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/4, tại sân bóng đá Ecopark (Hải Dương), Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh và Hội Người khuyết tật tỉnh, tổ chức “Ngày hội thanh niên khuyết tật tỉnh Hải Dương năm 2024”.
22 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, TTC AgriS, ASIF Foundation và Hội LHTN Việt Nam TP.HCM ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác sửa chữa và xây mới 50 công trình cộng đồng trường học đạt chuẩn trên địa bàn TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
23 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đại diện các doanh nghiệp lâm, thuỷ sản cho rằng, tồn kho hiện nay không chỉ 3 tháng mà có thể lên tới 6 tháng, tạo áp lực rất lớn về đảm bảo thời gian đảo các khoản vay. Kiến nghị ngân hàng tăng thời hạn tín dụng cho các khoản vay lên 6 hoặc 9 tháng, đồng thời, xem xét tăng tỉ lệ thế chấp của doanh nghiệp. 
23 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong khuôn khổ Lễ công bố và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, Giải pháp thanh toán đa phương thức dành cho Doanh nghiệp của Sacombank đã xuất sắc vượt qua 271 đề cử, với nhiều vòng thẩm định khắt khe để đạt xếp hạng 5 sao trong lĩnh vực Ngân hàng số.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/4/, Triển lãm xúc tiến thương mại và đầu tư Doanh nhân trẻ Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh khai mạc với sự tham gia của gần 150 gian hàng của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn trong cả nước.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nợ đọng cao lên tới 80% chi phí mỗi công trình đã ăn mòn sức khỏe các doanh nghiệp xây dựng.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Việt Nam cần có các quy định pháp luật thực hiện chính sách ưu đãi nhằm phát triển công trình xanh trong thời gian tới. Vì chi phí ban đầu để thực hiện một dự án công trình xanh tại Việt Nam là nhiều hơn so với dự án công trình thông thường dao động từ 1,2% đến 10%. Trong khi đó, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ Nhà nước cho các chủ đầu tư thực hiện dự án công trình xanh là không đáng kể…
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 11/4, Ford Việt Nam giới thiệu hai mẫu xe mới: Everest Platinum và Ranger Stormtrak. Cả hai đều có cải tiến về thiết kế, tiện nghi và công nghệ, hướng đến khách hàng cao cấp.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 11/4, tàu Al Jassasiya chở gần 70.000 tấn LNG từ cảng Ras Laffan (Qatar) đã cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu, bắt đầu chuyển giao nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm vào mùa khô. Đây là chuyến tàu LNG thứ 2 được PV GAS mang về Việt Nam và là lần đầu tiên LNG được chính thức sử dụng để phục vụ sản xuất điện.
4 ngày
Du lịch
Ngày 10/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Du lịch Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp với UBND 2 huyện Đắk Hà, Tu Mơ Rông (Kon Tum), tổ chức lễ khai giảng "Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024".
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thái độ người nông dân chưa chuyên nghiệp khi hợp tác, các hợp tác xã thiếu công nghệ cao để tăng sản lượng theo yêu cầu, ngân hàng chưa hỗ trợ vay vốn... là những  nguyên nhân khiến mối quan hệ doanh nghiệp và người nông dân còn chưa bền vững.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam là 1 trong 61 tập thể được Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam (ASVHO) vinh danh “Tấm lòng vàng” trong ủng hộ, đồng hành với Quỹ ASVHO; cá nhân ông Nguyễn Hồng Phong, Phó Chủ tịch Hội được vinh danh là một trong những “Người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc”.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 3 ngày (9-11/4), Đoàn Doanh nhân trẻ Việt Nam đã tham dự “Diễn đàn Hợp tác Thương mại, đầu tư và du lịch thúc đẩy Hành lang kinh tế Đông Tây và Tam giác phát triển CLV”, được tổ chức tại Thành phố Pakse, tỉnh Champasak, Lào.
6 ngày
Xem thêm